“Một đao chí mạng là do em trai của em đâm.” ---Cô mãi mãi không thể
quên được dáng vẻ lạnh lùng của Tả Kình Thương khinói ra câu này, dường
như toàn thế giới chỉ có một mình anh là sứ giảcủa chính nghĩa, đẩy thẳng
em trau Thư Phóng vừa mới thành niên của côvào tù giam.
Mấy năm trôi qua, Thư Tầm cũng đã hiểu được. ThưPhóng quả thực có tội,
nó phải trả giá lớn cho sự ngu ngốc và phảnnghịch của mình, thế nhưng cô
vẫn không thể chấp nhận được sự thực người nói ra chân tướng lại là Tả
Kình Thương, điều này khiến cô không thểchịu nổi.
Chia tay. Con người của Tả Kình Thương kiêu ngạo nhưvậy, khi nghe được
Thư Tầm nói ra hai chữ ấy, vẻ mặt không hề thay đổi,quay đầu rời đi, từ
đây coi nhau như người xa lạ. Rõ ràng mỗi chúng tađều từng nói, dù có thế
nào, cũng sẽ không hai lòng, mãi mãi không xarời nhau.
Có lẽ dùng một câu thơ trong Phùng Đường thi bách thủ*để miêu tả là
chính xác nhất --- “Thu thiên đoản đáo một hữu, nhĩ ngãđoản đáo bất năng
hồi đầu**.
*Là tuyển tập 116 bài thơ của tácgiả Phùng Đường, không giống như thơ
Đường, tác giả Phùng Đường dùng một phương thức đơn giản nhất, thẳng
thắn nhất để biểu đạt cảm nhận và sựthấu hiểu của mình đối với tình yêu và
cuộc sống. Thơ của Phùng Đườngđược xem là sự kết hợp của Kinh thi, thơ
Đường, thơ haiku, và ca dao dân ca – Dịch từ Douban Trung Quốc.
** Ngày thu ngắn tựa hư không, giữa em và anh ngắn tới mức chẳng thể
quay đầu – Tạm dịch nghĩa.
Bây giờ, cuối cùng Thư Tầm cũng học thành tài, trở về nước, nhưng lòng
đãtựa tro tàn. Khi nhận được lời mời, cô nóng lòng thử sức, muốn tự
taylàm được một việc lớn để chứng minh năng lực của bản thân, nhưng
khôngngờ bộ công an cũng mời một vị chuyên gia nữa, lại là anh, Tả
KìnhThương.