Do đó, từ năm 1993, Lee Kun Hee đã khiến cho lãnh đạo và nhân viên toàn
tập đoàn thấm nhuần khái niệm thiết kế không chỉ đơn thuần là phong cách
mà trong tương lai còn là yếu tố cạnh tranh quan trọng bậc nhất thế giới.
Cũng bởi vậy, năm 1995, SADI - trường thiết kế hàng đầu Hàn Quốc được
thành lập để triển khai thực hiện chương trình đào tạo tập trung về thiết kế
mang tên “Design membership program” đã được khởi xướng ý tưởng từ
hai năm trước đó.
Năm 1997, nhằm thúc đẩy hơn nữa tôn chỉ kinh doanh thiết kế, Lee Kun
Hee đã bổ sung thêm giải thiết kế vào hạng mục các giải thưởng “Tự hào ấn
tượng Samsung”. Trong lời chúc mừng năm mới 1996 - cũng là năm Lee
Kun Hee tuyên bố “Năm cách mạng về mẫu thiết kế”, ông đã phát biểu như
sau:
“Thế kỷ XXI đang tới rất gần sẽ là ‘thời đại của văn hóa’ và cũng là thời
đại mà ‘sở hữu trí tuệ’ sẽ quyết định giá trị của doanh nghiệp.
Điều này có nghĩa là, thời đại doanh nghiệp chỉ đơn thuần bán sản phẩm
đã qua rồi, thay vào đó, giờ đây doanh nghiệp cần phải kinh doanh ngay cả
triết lý kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp của mình. Tôi tin chắc rằng
khả năng sáng tạo linh hoạt như thiết kế mẫu mã sẽ là tài sản quý báu của
doanh nghiệp và cũng chính là yếu tố quyết định thành bại trong kinh
doanh hiện đại.”
Từ đây lịch sử Samsung chính thức bước sang một trang mới, biến cái tên
Samsung thành biểu tượng của một doanh nghiệp nổi bật với các mẫu thiết
kế sản phẩm. Với chiến lược này, Samsung liên tục thu về những giải
thưởng quốc tế uy tín về thiết kế.
Từ năm 1996 đến năm 2010, Samsung đã nhận được tổng cộng 502 giải
thưởng thiết kế uy tín tầm cỡ quốc tế như IDEA, iF,... Đây quả là một con
số đáng ngạc nhiên. Thậm chí năm 2012, Samsung đã ghi dấu ấn mạnh mẽ
khi giành vị trí số 1 trong hạng mục giải cao quý nhất tại IDEA. Không