LES - VÒNG TAY KHÔNG ĐÀN ÔNG - Trang 195

- Trong thơ văn Việt Nam thì việc viết về đồng tính chỉ nằm trong phạm

vi dị biệt văn hóa – culttura và nằm ngoài phạm vi tình dục – libidinal
normativil. Tấtcả chỉ là những cảm quan đồng tính – hommoeroticism hơn
là trên diện đồng tính – homosexualyti, nó chỉ mang ý nghĩa biểu tượng về
dục cảm đồng tính trong văn chương. Từ thế kỷ 17 đã xuất hiện qua một vài
biểu tượng tôn giáo mà em xin không tiện nêu tên, kéo dài cho đến thời
Pháp thuộc và hiện nay.

- Mụ ơi… mụ à… - Ai đó chọc Diệu Hiền – Mụ nói chi mà khó hiểu rứa

hỉ.

- Đầu thế kỷ 20, một người nổi bật khi viết về đề tài đồng tính ở nước ta,

dù cũng không rõ ràng cụ thể lắm nhưng ai cũng biết, đó là nhà thơ Xuân
Diệu với bài thơ “Tình Trai” trong tập thơ tôi viết về mối tình đồng tính của
hai nhà thơ Rimbaud và Verlaine. Chưa kể trong một số truyện ngắn của
mình thì ông này đã tỏ ra ghét nữ giới một cách kỳ lạ.

- Trời … gay mà làm sao thích nữ được, cũng như bọn mình thôi… Có

tiếng lẩm bẩm của một les nào đó làm mọi người bật cười theo.

- Đã ai đọc hồi ký “cát bụi chân ai” của nhà văn Tô Hoài viết vè Xuân

Diệu chưa nhỉ? Có tiếng hỏi to và vài người gật đầu xác nhận, có đọc.

- Sau Xuân Diêu thì còn có các nhà văn khác như Trần Tán Cửu, Khái

Hưng, Trọng Lang… cho đến bây giờ thì lác đác cũng có đôi ba nhà văn
hiện nay bắt đầu viết về đề tài đồng tính, nhưng tất cả chỉ ở mức độ chuyển
đổi nhục cảm đồng tính sang hình phái nhị phân tương hỗ. Thật ra nó đã
xuất hiện rất sớmtrong dân gian qua các câu truyện ma quái truyền kỳ, hiện
tượng đồng bóng… và được thể hiện trừu tượng qua văn học hiện đại với
nhữnghiện tượng dục cảm đồng tính trong biểu tượng giới tính và văn hóa –
sexual and social symbolic.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.