LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ 1620-1659 - Trang 434

[

←278

]

Hai ở hai về :

- nếu tác giả chủ ý viết hai ở hai về, phải hiểu như sau : Giữa năm
1659, Chúa Trịnh Tạc định trục xuất tất cả 4 L.m Âu châu hiện có
mặt ở Đàng ngoài (Borgès và Tissanier vẫn ở đó từ trước, còn
Rangel và Poncet mới đến tháng 2-1659). Ông Tần và ông Niêm
liền xin với chúa cho các ông ở lại, nhưng ngài chỉ ưng cho một
người ở lại, mà người đó có lẽ là Borgès được Trịnh Tạc quý
mến, (Cũng nên biết rằng, năm 1658, Chúa cũng chỉ cho phép
Borgès ở lại, ngoài ra mọi Linh mục khác phải rời khỏi Đàng
ngoài ; nhưng Borgès xin Chúa cho Tissanier ở lại với ông, Chúa
đã chấp thuận). Bây giờ nhờ ông Tần ông Niên xin, nên Chúa
cũng vui lòng cho Borgès ở lại. Ông Tần lại xin lần nữa, nên
Chúa sẵn sàng cho Tissanier ở lại (mãi đến năm 1663, hai ông
mới bị trục xuất). Còn Rangel và Poncet về Áo Môn.

– nếu tác giả viết hai ở hai về, nhưng chủ ý nói hay ở hay về, lúc
đó phải hiểu rằng, Trịnh Tạc chỉ chấp thuận cho một trong hai
Linh mục Rangel hoặc Poncet, được ở lại. Khi ông Tần xin lần
nữa, Chúa trả lời : hay ở hay về, nghĩa là, hoặc là một người ở lại
như Chúa đã cho, hoặc là về cả hai, chứ không cho cả hai người
ở lại. Giả thuyết này có phần vững chắc hơn, bởi liền đó tác giả
viết : Thấy vậy, Thầy cả Miguel Thầy cả Emondo lại về Macao.
Thấy vậy có thể hiểu là, hai L.m. thấy không được ở lại cả hai, thì
cùng nhau về Áo Môn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.