LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 524

Đảng bộ Lưu Chí Hiếu

Đối với tập thể tù chính trị câu lưu Trại I, bọn gác ngục đã bất lực không

khuất phục được về chính trị, chúng thực hiện các thủ đoạn giam giữ họ
trong khuôn khổ kỷ luật nhà tù, lúc nới lỏng, lúc xiết chặt, tùy theo tình
hình.

Tháng 2-1971, trung tá Cao Minh Tiếp ra nhận chức chúa đảo, thực thi

chương trình “chiêu hồi sản xuất”, xoa dịu tình hình, chế độ lao tù đờ phần
khắc nghiệt. Tù chính trị câu lưu được ra sân chơi, được quản trị Nhà bếp,
trồng rau cải thiện, mỗi tháng được đôi lần ăn cá tươi. Tháng 8-1971, Cao
Minh Tiếp ra lệnh cấm cố trở lại, tước quyền quản trị Nhà bếp, bữa ăn chỉ
còn cơm hẩm và mắm thôi.

Ban lãnh đạo tù chính trị câu lưu Trại I quyết định phát động một đợt đấu

tranh nhằm:

- Mục đích yêu cầu: Đòi nới rộng từng phần về đời sống, hạn chế sự siết

bóp của địch, phối hợp với phong trào đấu tranh chung trên đảo và gắn với
phong trào đấu tranh chính trị bên ngoài, lấy đấu tranh để củng cố và xây
dựng nội bộ.

– Khẩu hiệu, yêu sách: Đòi trả tự do cho tù chính trị không án (câu lưu)

và mãn án, đưa về đất liền trị bệnh cho người già yếu, trong lúc chờ trả tự
do phải cải thiện đời sống.

– Hình thức đấu tranh: Trực diện yêu sách, dư luận phản ứng, thông báo

hô la, vận động tranh thủ... Nếu địch ngoan cố sẽ tuyệt thực".

Trình tự cuộc đấu tranh diễn ra giống như dự kiến. Sau một tuần trực

diện nêu yêu sách, địch vẫn không giải quyết. Tập thể tù chính trị câu lưu
quyết định sử dụng hình thức hô la thông báo toàn trại và tuyệt thực. Cuộc
tuyệt thực kéo dài đúng 14 ngày, 13 người dao động, bỏ cuộc nhưng tập thể
quyết định đấu tranh đến cùng. Có 5 tù chính trị ở phòng 7 dùng dao lam
mổ bụng moi ruột để biểu thị ý chí quyết tử tranh đấu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.