trong trại, được tự do tranh luận với các sĩ quan tâm lý chiến. Thông qua
tranh luận, chúng loại dần các trại sinh có tư tưởng chống đối.
Chương trình tâm lý chiến huấn luyện 216 giờ giáo dục công dân, 172
giờ văn hóa, 517 giờ chính trị, 612 giờ hướng nghiệp, 70 giờ văn nghệ, 72
giờ thể dục, 156 giờ khảo hạch.
Phiếu trình số 4456/BNV/CH/10 ngày 12-12-1971 của Giám đốc Nha cải
huấn Nguyễn Phú Sanh gửi Thủ tướng ngụy cho biết: Trong số 800 trại
sinh thuộc tiểu đoàn tám lý chiến thí điểm, có 426 người đã chống lại dưới
nhiều hình thức, còn lại 374 người theo học hết chương trình. Mãn khoá (từ
31-8-1970 đến 29-10-1971), 368 trại sinh đủ điểm để phóng thích. Trại sinh
Hồ Văn Tư (tự Út Oanh), đính bài 11524 thuộc tỉnh Vĩnh Long “đậu” thủ
khoa. Trại sinh Đinh Thái Bình (bí danh Tư Bê, Giá Rai, Bạc Liêu) trước
khi mãn khoá đã lên văn phòng tiểu đoàn một tháng viết phản tính, hiến kế
đánh phả Việt Cộng. Hai trại sinh Lý Văn Thắng, đính bài 13264 ở Kiên
Giang và Nguyễn Văn Chiến, đính bài 13745 ở Sóc Trăng đã xin ở lại làm
mật bảo viên cho tiểu đoàn ở khoá học tiếp theo mà không cần hưởng thù
lao.
Trung tá Nguyễn Mẫu, trưởng khối cảnh sát đặc biệt đã lập phiếu trình
ngày 25-12-1971, đề nghị Tư lệnh Bộ chỉ huy cảnh sát quốc gia chấp thuận
đề nghị của Nha cải huấn: “Tăng cường và bành trướng đoàn cán bộ tâm lý
chiến để có thể cung ứng ít nhất cho 4 trung tâm ở đất liền là Thủ Đức, Tân
Hiệp, Sài Gòn và Trung tâm thiếu nhi Đà Lạt”.
Theo chủ trương này, Tiểu đoàn Tâm lí chiến khóa II đã được thành lập
vào tháng 4-1972, song tiểu đoàn này chết yểu sau đó một tháng.