LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 521

tình trạng khẩn trương, thiết quân luật trên toàn lảnh thổ Việt Nam cộng
hòa.

Ngày hôm sau, 11-5-1972, Bộ chỉ huy cảnh sát quốc gia ngụy cho di tản

ngay 828 người tình nghi là cộng sản vừa bị bắt ở Thừa Thiên ra Côn Đảo,
trong số đó có 515 nam, 313 nữ, ngoài ra còn có 36 trẻ em từ một đến 9
tuổi bị bắt theo mẹ. Phiếu trình số 878/ĐB/E225 ngày 2-6-1972 của Trướng
khối cảnh sát đặc biệt cho biết, Côn Đảo khi đó có 8.441 tù nhân, trong đó
có 2.924 can cứu cộng sản an trí, 4.237 can phạm thành án và 828 nghi can
cộng sản.

Đợt di tản thứ 2 có 398 nghi can bị đày ra Côn Đảo ngày 13-6-1972. Tất

cả đều là thường dân ở các quận Phú Cam, Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên,
không rõ tội trạng, không có hồ sơ, án tiết, chí có một bản danh sách ghi
"tình nghi hoạt động cho cộng sản".

Từ ngày 22-6 đến 6-7-1972, Bộ chỉ huy cảnh sát Quốc gia Sài Gòn đã cử

3 toán cảnh sát đặc biệt, tổng cộng 23 tên do thiếu tá Lê Kim Vũ làm
Trưởng đoàn ra Côn Đảo thẩm vấn và phân loại. Phiếu trình số
966/BTL/CSQG/ĐB/E2 ngày 26-6-1972 cho biết: “Việc phân loại phải
thực hiện trong thời gian 60 ngày. Côn Đảo đang lập thêm một trại giam
bằng lều vải để tiếp nhận thêm can phạm từ đất liền đưa ra”.

Từ cuối năm 1972, ngụy quyền Côn Đảo ráo riết phân loại tù nhân, xé

phòng đồn trại nhằm thực hiện âm mưu ém dấu tù chính trị, chuyển án
chính trị thành thường phạm. Cuộc đấu tranh của tù chính trị Côn Đảo bước
vào giai đoạn mới, quyết liệt và mạnh mẽ, trên cơ sở pháp lý của Hiệp định
Paris (1973).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.