Ngày 31-8-1970, gần 100 tù nhân Công Xướng, 50 tù nhân Sơ ruộng
Quang Trung và gần 300 tù nhân làm lao công xây dựng lao mới (Trại VI,
Trại VII và Trại VIII) đã bãi công, vào cấm cố. Hơn 4.000 tù chính trị đồng
loạt chống chào cờ và chống khổ sai đã tạo một uy thế chính trị vô cùng to
lớn, làm chuyển biến tương quan lực lượng, mở màn cho một giai đoạn đấu
tranh quyết liệt với địch.
Toàn bộ sinh hoạt trên đảo dựa trên lao động khổ sai của tù nhân nay bị
ngừng trệ. Ngụy quyền Côn Đảo phải sử dụng bọn trật tự an ninh và trại
sinh tiểu đoàn tâm lý chiến thí điểm vào việc dọn vệ sinh, đốn củi, phục
dịch trong cư xá giám thị và khu gia đình. Ngày 3- 9-1970, toàn thể các trại
đều làm lễ tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, học tập Di chúc Bác Hồ và
kiểm điểm quá trình đấu tranh trong tù. Sau này, tù chính trị Côn Đảo gọi
đợt tranh đấu tháng 8-1970 là cao trào Đồng khởi chống khổ sai và chống
chào cờ.
Được tăng cường một đại đội cảnh sát dã chiến, Nguyền Văn Vệ đưa tối
hậu thư vào tất cả các phòng, buộc tù nhân đầu hàng vô điều kiện (chấp
hành nội quy, chào cờ, làm khố sai), nếu không chúng sẽ dùng biện pháp
mạnh. Các phòng đều trả lại tối hậu thư.
Ngày 5-11-1970, Nguyễn Văn Vệ tập trung toàn bộ giám thị, trật tự và
cảnh sát dã chiến lần lượt tiến công từng trại. Hàng trăm tù nhân đã bị
thương tích nặng vì lựu đạn cay, dùi cui, gậy gộc. Sau 3 tháng đàn áp, có
đến một phần ba số tù chính trị chống chào cờ bị bức rời hàng ngũ, còn
“đậu” được 2.640 người. Đó là con số kỷ lục về chống chào cờ sau những
trận đàn áp khốc liệt từ trước đến nay.
Bất lực, Nguyễn Văn Vệ bị cách chức, ngụy quyền Sài Gòn đưa trung tá
Cao Minh Tiếp ra thay. Vốn là sĩ quan tình báo đã được nhiều lần tu nghiệp
ở Mỹ, từng làm Giám đốc Trung tâm tình báo hỗn hợp Việt - Mỹ phụ tá
Tổng thư ký úy ban Phượng hoàng Trung ương, Cao Minh Tiếp thực hiện
nhiều thủ đoạn nham hiểm và thâm độc.
Ra Côn Đảo tháng 2-1971, Tiếp huy động tất cả các nguồn thực phẩm
cho tù nhân ăn tết cổ truyền. Hắn tự tay viết thư chúc tết tù nhân, và đặt