LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 551

Đấu tranh đòi trao trả tù chính trị

Trước sức ép của dư luận, ngụy quyền Sài Gòn tìm mọi cách ém giấu tù

chính trị. Chiếu công điện số 53 (14-2-1973) của Giám đốc Nha cải huấn
ngụy, tất cả các danh sách tù nhân từ Côn Đảo gửi về đều không sử dụng
các danh từ can phạm cộng sản, can phạm chính trị nữa mà gọi chung là
can phạm đặc biệt, được chia thành hai loại:

– Thường phạm can án (đã ra toà).
– Thường phạm can cứu (chưa ra toà).

Ngoài danh sách chính thức đế trao trả cho Chính phủ Cách mạng lâm

thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam như đã công bố, nhà lao Côn Đảo còn
nhận lệnh của Nha cải huấn lập danh sách khác:

– Danh sách tất cả tù nhân án tử hình.
– Danh sách tất cả tù nhân án chung thăn.

– Danh sách toàn bộ số tù câu lưu đưa ra kêu án chính trị trong các phiên

toà ngày 12 tháng 12 và ngày 28 tháng 12 năm 1972.

Các mục lập giống như danh sách đợt I. Hàng ngày Nha cải huấn gọi

điện trực tiếp cho Quản đốc nhà tù, đọc tên từng người tù yêu cầu xác nhận
xem có ở Côn Đảo không, nếu có thì cho biết số đính bài, hạnh kiểm. Danh
sách bổ túc này khoảng 500 người, phần lớn có tên trong danh sách trao trả.
Cùng lúc với danh sách bổ túc, Nha cải huấn lại yêu cầu Côn Sơn lập danh
sách trên 2.000 tù nhân do Ủy ban Phật giáo vận động phóng thích tù nhân
đưa ra. Danh sách này có cả tù án, tù câu lưu chính trị, có cả một số nhân
vật quan trọng không phải Phật giáo như Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng,
Trần Ngọc Hiền (thuộc lưới tình báo chiến lược A.22)...

Ngụy quyền Sài Gòn đặc biệt quan tâm danh sách này. Chúng biệt phái

một toán cảnh sát từ Sài Gòn ra phối hợp với Trung tâm cải huấn Côn Sơn
truy lục hồ sơ từng người, chia thành 2 loại: có tên trong danh sách trao trả

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.