LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 549

Cùng đi có Giám mục Thomas Gumbleton, Giám mục địa phận Detroit

Mỹ và linh mục Robert Manning (dòng Tên). Trong Bản tường trình ngày
1-5-1973 do Georges Lebel soạn thảo, phái đoàn quan sát đã khẳng định
rằng ở Nam Việt Nam có tù chính trị. Tuyên bố vạch rõ tính phi pháp của
các Toà án Quân sự mặt trận với con số 27.000 người đang bị giam giữ do
các toà án này kết án (đã được kiểm chứng). Tuyên bố còn cho biết có một
số đông tù nhân bị tạm giam và cho đến nay vẫn chưa xét xử gì; số đông
những người khác bị câu lưu hành chính với thời hạn tối đa là 2 năm nhưng
cũng có thể tiếp tục bị gia hạn. Phái đoàn quan sát ước định có ít nhất là
30.000 tù chính trị thuộc loại câu lưu hành chánh đã bị giam giữ tại các
Trung tâm cải huấn lớn trực thuộc chính quyền Sài Gòn, chưa kể đến nhà tù
ở các tỉnh, huyện và vạch rõ thủ đoạn chuyển tù chính trị thành thường
phạm tại Trung tâm Cải huấn Côn Sơn.

Phối hợp với các hoạt động của phái đoàn quan sát Quốc tế do Hội nghị

vận động trả tự do cho tù chính trị cử đến miền Nam Việt Nam, Ủy ban vận
động cải thiện chế độ lao tù tại Sài Gòn đã cung cấp nhiều tin tức, tài liệu.
Bằng những tài liệu xác thực thu thập được trong thời gian đó, đặc biệt là
nguồn tài liệu từ Nhà tù Côn Đảo gửi về, ngày 30-6-1973, Ủy ban đã gửi
thư cho: Chủ tịch Thượng nghị viện Sài Gòn, Đức Tăng thống Giáo hội
Phật giáo Việt Nam thống nhất (Sài Gòn), Chủ tịch Ủy ban Quốc tế kiểm
soát và giám sát. Bức thư cho biết:

“Sau ngày ký Hiệp định Paris 27-1-1973, giới hữu trách chỉ cho tù ăn

khẩu phần 40 đồng một ngày gồm 400 gram gạo và nửa con mắm sặc,
không có một chút rau, bệnh không có thuốc, không thông báo cho tù chính
trị nội dung Hiệp định Paris mà còn bắt tù nhân ký giấy chiêu hồi. Nhà cầm
quyền đổi tù nhân từ trại này qua trại khác, đem giam họ ở những nơi bí
mật để khỏi trao trả, tiếp tục các hình phạt biệt lập, biệt giam, kềm kẹp,
cấm cố triền miên.

Sáng 29-4-1973, một đại đội cảnh sát dã chiến được lệnh ném lựu đạn

cay đàn áp, xúc 34 anh em tử hình ở phòng 11 Trại II và 200 chị em phụ
nữ, có 16 em bé ở phòng 8 và phòng 9 của Trại II đưa đi nhốt ở chuồng cọp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.