LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 130

Cuộc tuyệt thực kéo dài đến ngày thứ 9. Hai người hấp hối phải đưa đi

cấp cứu, nhưng vẫn tiếp tục tuyệt thực tại Nhà Thương. Đồng chí Nguyễn
Hữu Tiêm kiệt sức hy sinh...

Đến lúc ấy Quản đốc Carêmadi mới buộc phải chấp nhận yêu sách. Hắn

tuyên bố sẽ không đánh đập tù nhân, không cho tù ăn cá khô mục thối, cho
gỡ các tấm tôn che trên cửa sổ, cho tù nhân 2 khám cấm cố ra chơi mỗi
ngày một giờ ở sân sau khám. Tù cộng sản ở Banh I được “hưởng” chế độ
“nửa chính trị”, được mua đồ dùng ở căng tin mỗi tuần một lần, được nhận
thư và quà của gia đình gửi mỗi tháng một lần, được đọc sách nhưng không
được đọc báo.

Cuộc tuyệt thực kết thúc thắng lợi. Đồng chí Mai Ngọc Can đang cấp

cứu tại Nhà Thương chưa biết kết quả nên tuyệt thực thêm một ngày nữa.

Ngay sau khi cuộc tuyệt thực thắng lợi, nhiều đồng chí còn mệt lả vẫn

lao vào công việc. Tờ báo Tiến lên ra ngay một số tường thuật cuộc tuyệt
thực và tổng kết kinh nghiệm đấu tranh. Hưởng ứng cuộc vận động của chi
uy, trên một trăm bản hồi ký viết về cuộc tuyệt thực 9 ngày đã được gửi về
Ban biên tập để đăng trên các số báo Tiến lên tiếp theo

3

. các đồng chí trong

chi ủy thường làm việc suốt đêm để viết báo cáo và tài liệu gửi về Xứ ủy
Nam Kỳ.

Năm 1935, phong trào cách mạng trong nước đã được phục hồi, Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng ta họp ở Ma Cao (3-1935) đã khôi
phục hệ thống tổ chức Đảng từ Trung ương đến các cơ sở trong cả nước.
Phong trào đấu tranh của nhân dân lao động Pháp cũng đang phát triển
mạnh nhưng bọn phản động thuộc địa vẫn ráo riết chống lại phong trào
cách mạng. Năm 1935, chúng lựa những người tù thuộc loại “cứng đầu” ở
Trung Kỳ đày luôn ba chuyến ra Côn Đảo. Khu cấm cố Banh I trở thành
nơi “tụ hội” của những người cộng sản Việt Nam ở khắp ba miền Bắc -
Trung - Nam.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.