một số tù chính trị phải làm nhiệm vụ trên pha. Hơn 20 người xuống thuyền
đã trở về đất liền sau 4 ngày đêm vượt biển, còn 19 người thuộc phái chủ
trương không phá hải đăng, không cướp bóc tư trang, đối xử nhân đạo và
không bắt gác dang đi theo đã bị bỏ lại.
Cảm phục nhân cách cao thượng và lòng nhân đạo của tù chính trị, vợ
chồng gác pha Đuypay, cùng vợ chồng gác dang Brátxiê đã đồng tình kiến
nghị với Giám đốc nhà tù trả lại tự do cho 19 người tù còn lại. Gác pha
Đuypay, nhân chứng tích cực bảo vệ cho 19 tù kháng chiến đã khẳng định
trước Giám đốc nhà tù: “Các anh ấy đã không động đến lông chân chúng
tôi, không đụng đến thân thể vợ con tôi. Các anh ấy đã bảo đảm tính mạng
cho chúng tôi và ngọn đèn pha”1.
---------------------
1. Đặng Xuân Hà - Ngọn cờ đỏ sao vàng trên Côn Đảo. Hồi ký, bản viết
tay của tác giả, tr. 13. Hồ sơ lưu trừ tại Phòng Lịch sử Đảng, Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
Anh Đặng Xuân Hà đã phổ biến cho anh em cách khai cung thống nhất:
“Chúng tôi muốn về với gia đình. Chúng tôi chỉ phản đối việc phá phách ở
pha và ngược đãi những người Pháp đang bị giam giữ cho nên bị bỏ rơi”.
Vợ Đuypay đã từng được Giám đốc La phốt đặc biệt ưu ái nay cũng cố
gắng bảo vệ những người tù vượt ngục bị bỏ rơi. Bà ta nói với Giám đốc
rằng, nếu không có những người tù chính trị này thì cánh tù thường phạm
đã làm tan nát đời bà rồi. Nhờ vậy những tù nhân này được điều dưỡng một
thời gian ở Nhà Thương. Một năm sau, họ được trả tự do.
Thắng lợi của cuộc bạo động pha Bảy Cạnh không chỉ dừng lại ở việc
giải thoát một số đông tù nhân mà còn có ý nghĩa trên lĩnh vực binh địch
vận. Thái độ nhân đạo và đúng đắn của những người tù chính trị trong cuộc
vượt ngục đã nâng cao uy tín của tù chính trị trong binh linh và gác ngục
Pháp. Đuypay và Brátxiê đều chân thành tâm sự với tù nhân rằng: khi về
Pháp, họ sẽ kể chuyện về nhân cách cao thượng của tù chính trị để nhân
dân Pháp hiểu rõ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.