như kiểu cặp rằng trước đây, ưu đãi bọn này về vật chất để sử dụng làm tay
sai không chế hoạt động của tù nhân kháng chiến.
Vụ Liên xã và chế độ cấm cố biệt lập là đợt khủng bố quy mô và hết sức
thâm độc. Những người tù kháng chiến đã phải đấu tranh dai dẳng và quyết
liệt trong nhiều năm sau đó.
Tháng 5-1951, Giátty (Henri Jarty) ra nhận chức Giám đốc Côn Đảo.
Giátty được đánh giá là một “sĩ quan ưu tú, rất gắn bó với chức vụ... khéo
léo và kiên quyết” (Văn thư số 1574/CB/MIL của Thủ tướng Nam Việt
Nam gửi Trung tâm hành chánh Viễn Đông). Ngay trên chuyến tàu ra nhận
chức, Giátty đã đàn áp đẫm máu đoàn tù từ Chí Hòa ra Côn Đảo khi họ hát
bài Quốc ca chào đất liền, vào lúc tàu nhổ neo rời bến. Đến Côn Đảo, hắn
còn đuổi theo đánh đoàn tù một trận nữa, từ cầu tàu vào Banh I.
Giátty ráo riết tăng cường bố phòng Côn Đảo. Ngay trong tháng đầu
nhận chức, y làm công văn xin đổi 3 trung liên F.M của Nhật (cỡ nòng 303)
để sử dụng đạn 303 sẵn có, xin cấp bổ sung 25 súng lục để đủ trang bị cho
mỗi gácdang Pháp một súng; xin thêm 5 gácdang, đưa tổng số gácdang lên
50 tên; xin thêm 54 lính Âu - Phi, đưa tổng số lính Âu - Phi lên 104 tên vào
cuối năm 1951; xin cấp một canô tốc độ 8 hải lý giờ để tuần tra quanh đảo.
Giátty tiếp tục duy trì chế độ cấm cố biệt lập, tiếp tục chính sách dùng tù
trị tù và khủng bố tù kháng chiến. Y đưa Pátxi (Passi) làm Giám thị trưởng
thay Rônhông. Mới đến Côn Đảo hơn một tháng, Giátty đã chỉ huy cuộc
tổng khủng bố toàn đảo vào ngày 20-5- 1951. Từ sáng đến trưa, bọn gác
ngục đánh tất cả tù nhân ở các khám, trận ấy không ai không đố máu. Anh
Lan bị đánh gãy một tay, nằm liệt luôn 3 tháng. Anh Huệ bị đánh đến ho ra
máu, mấy tháng sau thì chết.
Ngày 1-7-1951, Giátty và Pátxi lại cầm đầu một toán ác ôn đánh đập tàn
nhẫn đoàn tù ở Chí Hòa vừa ra Côn Đảo, đánh anh Lý Hải Châu chết ngất
vì Giátty và Pátxi biết anh lãnh đạo cuộc đấu tranh tuyệt thực 11 ngày vừa
nổ ra ở Chí Hòa và tổ chức cho một số tù nhân vượt ngục.