thế tuyệt đối của ta là tinh thần cứng rắn, bền bỉ đế đánh vào nhược điểm
của địch là vấn đề nhân công. Ta phải thống nhất lực lượng, cương quyết
đình công tranh đấu. Một cuộc đấu tranh như vậy chắc chắc sẽ phải lâu dài
và gay go, cần phải chuẩn bị tốt cả vật chất, tinh thần và lực lượng.
Đảo ủy huy động lực lượng tranh đấu lần này gồm toàn thế tù nhân trên
Côn Đảo, không phân biệt tù binh hay tù án, trong tù án cũng không phân
biệt tù kháng chiến hay tù tư pháp. Đảo ủy sắp xếp lại bộ máy ở các nơi,
thực hiện nhất nguyên chế trong lãnh đạo. Tổng số tham gia là 2.252 người,
trong đó có 593 tù binh và 1.659 tù án.
Toàn bộ yêu sách chủ yếu là cho tù án nên trại tù binh chỉ là lực lượng
phối hợp. Điểm trung tâm của cuộc đấu tranh toàn đảo lần này thuộc khối
tù án. Trong ba liên khu của tù án thì Đảo ủy chỉ đạo điểm là Liên khu II và
III (tức Banh I và Banh II), vì đó là nơi tập trung tù nhân cả về số lượng và
chất lượng, đã được rèn luyện, thử thách nhiều lần về trình độ tổ chức, năng
lực cán bộ và tinh thần dấu tranh. Liên khu IV (các sở ngoài) là diện phối
hợp. Lực lượng đấu tranh được chia làm 2 bộ phận:
– Bộ phận đình công gồm tù nhân ở tất cả các sở huyết mạch của nhà tù
như Sở Củi, Sở Lưới, Bản Chế, Chỉ Tồn, Lò Vôi, Sở Rẫy...
– Bộ phận không đình công, chỉ đưa yêu sách, kiến nghị gồm các kíp tù
làm ở Nhà bếp, Nhà Thương, công nhân tư gia, thư ký các văn phòng và
một số ít tù nhân ở các sở. Bộ phận này đảm nhiệm các công tác hỏa thực,
giao thông liên lạc, ngoại vận, địch vận.
------------------------
1. Nguyên bản do ông Trần Đông, Ban liên lạc tù chính trị Côn Đảo tỉnh
Hải Dương lưu giữ.
Bố trí như vậy cũng là để tránh bớt căng thẳng với bọn cầm quyền ở Côn
Đảo. Trong 5 ngày cuối tháng 7- 1954, các chi bộ thuộc khối tù án đã kết
nạp thêm 9 đảng viên, tăng cường lực lượng lãnh đạo cho cuộc đấu tranh
quyết liệt sắp tới.