Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là người đại diện hợp
pháp duy nhất của nhân dân miền Nam.
Đây không phải chí là lời tuyên bố của một tổ chức chính trị, một phái
đoàn ngoại giao mà là lời tuyên bố của những con người tay trong xiềng,
chân trong còng, trong đọa đày cùng cực, trong nanh vuốt và cạm bầy của
kẻ thù, trong sự đày ải, khủng bố triền miên và căng thẳng tột độ, trong sự
đày ải, khủng bố chết đi sống lại hàng trăm lần. Mỗi một lời tuyên bố của
họ đều phải trả giá bằng máu và mạng sống. Phan Đình Tựu (quê ở Quảng
Nam) đã hy sinh ngay trong cuộc đấu tranh, 24 người đậu được đã tiếp tục
bị còng xiềng, cấm cố vô thời hạn đến tàn phế, bại liệt cả 2 chân, phải lết
bằng đôi tay của mình.
Cuối năm 1968, địch đưa số tù bại lết cùng những người mắc các chứng
bệnh nan y về Chí Hòa, sau chuyển về Tân Hiệp (Biên Hòa).
Tại Tân Hiệp, lực lượng tù án chính trị bại lết và tù chính trị câu lưu mắc
bệnh nan y từ Côn Đảo về đã liên tục đấu tranh, không chào cờ ngụy,
không chấp hành nội quy nhà tù, không mặc áo trắng, không đeo thẻ bài
khi tiếp thân nhân thăm nuôi. Các anh Ba Tròn, anh Đại bị địch dùng roi
điện đánh lột da lưng. Các anh Bùi Văn Me, Nguyễn Tấn Ngọc, sầm Thanh
Liêm, Nguyễn Mãi bị chúng lột hết quần áo, đánh đập 3 ngày ba đêm, biệt
giam xà lim, còng tréo chân tay cho đến khi Nguyễn Mãi tắt thở chúng mới
ngưng đợt đàn áp, không cưỡng bức thi hành nội quy nhà tù.
Cuối năm 1969, được tin Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, lực lượng tù
chính trị ở Côn Đảo về đã công khai tổ chức lễ tang Bác tại nhà lao Tân
Hiệp, sau đợt ấy, chúng đày tất cả trở lại Côn Đảo. Trong chuyến đày đi
đảo năm ấy, hai anh Lê Quyết Chiến và Trần Quang Hưng đã tháo còng,
nhảy xuống sông Lòng Tàu trốn thoát. Trước đó, anh Nguyễn Văn Trường
và Phan Văn Huệ đang điều trị tại bệnh viện Biên Hòa cũng tìm cách thoát
được ra ngoài. ít lâu sau, cả bốn anh đều lần lượt bị bắt lại và đày ra đảo.
Từ cuối năm 1968, phong trào chống chào cờ lại bùng lên mạnh mẽ.
Nhiều đợt lưu đày tù chính trị từ nhà lao Chí Hòa ra Côn Đảo đã bổ sung
lực lượng chống chào cờ. Đợt tháng 11-1968 có 42 người chống, đợt tháng