tình thế ra sao để quyết định thái độ. May nhờ Chu Du, Trương Chiêu đồng
tâm hiệp lực phò tá Tôn Quyền nên cục diện mới dần dần ổn định.
Tôn Quyền nhớ lời anh dặn, chú trọng chiêu mộ nhân tài. Chu Du giới
thiệu với Tôn Quyền: "Tiểu tướng có người bạn là Lỗ Túc, là người rất có
kiến thức, xin tướng quân cho mời đến giúp. Ông ta nhất định sẽ có ích cho
tướng quân".
Tôn Quyền liền cử ngay người mời Lỗ Túc đến. Hai người gặp nhau,
chuyện trò rất tương đắc. Có lần Tôn Quyền tiếp kiến tân khách khi tiễn
mọi người ra về còn lưu Lỗ Túc lại để tiếp tục đàm luận. Tôn Quyền nói:
"Nay nhà Hán suy vi, thiên hạ loạn lạc, tôi muốn kế thừa sự nghiệp của cha
anh, phù trợ thiên tử nhà Hán, lập nên công nghiệp như Tề Hoàn Công, Tấn
Văn Công xưa kia. Tiên sinh thấy thế nào?".
Lỗ Túc nói: "Kẻ bất tài này đã nghiên cứu kỹ đại thế trong thiên hạ.
Nhà Hán không còn hưng khởi được nữa. Thế lực Tào Tháo đã rất lớn
mạnh, không thể trừ được hắn ngay. Tôi trộm suy nghĩ thay cho tướng
quân: ta hãy nên giữ vững mảnh đất Giang Đông này để chờ đợi thời cơ.
Hiện Tào Tháo còn đang bận đối phó với các thế lực ở miền bắc, chưa chú
ý đến ta. Ta nên nhân cơ hội này đem quân đánh Lưu Biểu, chiếm lấy Kinh
Châu, sau đó sẽ bình định thiên hạ. Như thế có thể sánh với sự nghiệp của
Hán Cao Tổ".
Nghe Lỗ Túc phân tích, Tôn Quyền thấy sáng hẳn ra, nhưng ngoài
miệng còn nói giọng khiêm tốn: "Lời tiên sinh dạy bảo khiến Quyền này
xiết bao cảm kích, nhưng nghĩ mình tài sơ đức mỏng, sao dám có cao vọng
như thế!".
Thấy Tôn Quyền tôn trọng nhân tài nên khắp miền Giang Đông, nhiều
danh sĩ tìm đến, văn thần võ tướng dưới trướng ngày càng đông đảo, quang
cảnh ngày càng hưng vượng. Tào Tháo nghe tin Tôn Quyền kế thừa địa vị
của Tôn Sách. Để mua chuộc Tôn Quyền, liền lấy danh nghĩa vua Hiến Đế,