một số tướng sĩ do Bàng Thống làm quân sư vào Ích Châu. Sau đó, việc
Trương Tùng làm nội ứng bị phát giác, Lưu Chương liền giết Trương Tùng
rồi phái binh mã chống lại Lưu Bị. Lưu Bị tiến đến Lạc Thành (nay ở bắc
Quảng Hán, Tứ Xuyên), bị tướng giữ Lạc Thành kiên quyết chặn đánh,
suốt 1 năm trời không hạ được. Bàng Thống lại bị trúng tên, hy sinh trong
chiến đấu. Sau, Lưu Bị chiếm được Lạc Thành, tiến đánh Thành Đô. Gia
Cát Lượng nghe tin Bàng Thống chết, liền để Quan Vũ lại giữ Kinh Châu,
tự mình đem quân vào hội với Lưu Bị. Lưu Chương không giữ nổi, đành
phải đầu hàng.
Năm 214, Lưu Bị vào Thành Đô, tự xưng là Ích Châu mục (quan cai
trị đứng đầu ở Ích Châu, như thứ sử ở các châu khác). Ông xét công ban
thưởng, cho rằng lần đầu chiếm Ích Châu này, Pháp Chính có công lao lớn
nhất, liền phong Pháp Chính làm thái thú quận Thục (quận là đơn vị hành
chính dưới cấp châu, thái thú là chức quan đứng đầu quận) trực tiếp quản lí
Thành Đô, đồng thời còn là 1 trong các mưu sĩ cho Lưu Bị. Pháp Chính là
người có tâm địa hẹp hòi. Vừa nắm quyền, ông ta lập tức nghĩ đến chuyện
thanh toán ân oán. Ai đã mời ông ta ăn 1 bữa cơm cũng được báo đáp; ai
từng có xích mích nhỏ cũng bị trả thù. Mấy người đã bị chết vì việc làm
này của Pháp Chính.
Gia Cát Lượng thì khác hẳn. Ông giúp đỡ Lưu Bị cai quản Ích Châu,
chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, không kể đến tình cảm và quan hệ cá
nhân. Một số hào môn đại tộc địa phương vì không lung lạc được Gia Cát
Lượng nên oán trách ông. Pháp Chính khuyên Gia Cát Lượng: "Khi xưa
Hán Cao Tổ vào Hàm Dương, chỉ ban bố có 3 điều qui định (ước pháp tam
chương) mà trăm họ đều đi theo Người. Nay ngài vừa tới, tưởng cũng nên
khoan dung một chút mới được lòng người".
Gia Cát Lượng nói: "Thái thú chỉ biết một mà không biết hai. Triều
Tần vì hình pháp nghiêm khắc tàn bạo nên trăm họ oán giận. Cao Tổ phế
bỏ pháp luật của Tần, định ra ba điều ước pháp chính là hợp với lòng