được xâu sợi tơ. Việc thứ 2 là trong 1 đàn ngựa có 100 ngựa mẹ và 100
ngựa con, làm sao nhận ra đúng từng cặp mẹ con một. Lộc Đông Tán đem
nhốt riêng 100 ngựa mẹ và 100 ngựa con ra 2 nơi riêng biệt trong 1 ngày,
không cho ngựa con ăn uống gì. Hôm sau thả cả 2 đàn ra bãi. Ngựa con quá
đói, đều chạy đến bú mẹ. Vì vậy, việc nhận ra từng cặp mẹ con rất dễ dàng.
Lộc Đông Tán vượt tiếp 2 cuộc khảo sát không mấy khó khăn. Đến lần
khảo sát cuối cùng, là làm sao phân biệt và chỉ ra được trong 2500 mĩ nữ
trẻ trung xinh đẹp, ai là công chúa Văn Thành. Với cặp mắt tinh tường và
nhạy bén, Lộc Đông Tán lại vượt lên trên tất cả các sứ giả khác, nhận ra
đúng vị công chúa cần tìm.
Truyền thuyết đó không hẳn là sự thực. Nhưng qua đó có thể thấy
nguyện vọng của nhân dân Thổ Phồn muốn có tình hữu hảo với Đại Đường
và sự khen ngợi của họ trước tài năng của Lộc Đông Tán.
Năm 641, cô gái 24 tuổi mang tên công chúa Văn Thành, được Giang
Hạ vương Lý Đạo Tông hộ tống lên đường sang Thổ Phồn. Triều Đường đã
chuẩn bị cho công chúa rất nhiều của hồi môn. Vàng bạc châu báu, lụa là
gấm vóc đương nhiên là rất nhiều. Ngoài ra còn có nhiều đặc sản như giống
lúa, giống cây ăn quả, hạt rau, cây thuốc, giống tằm... mà Thổ Phồn không
có. Công chúa Văn Thành còn đem theo nhiều sách vở về y dược, cách gieo
trồng, kỹ thuật xây dựng, thiên văn lịch pháp...Tin công chúa Văn Thành
xuất giá truyền tới Thổ Phồn. Suốt dọc đường, người ta nô nức chuẩn bị
ngựa xe, thuyền bè, lương thực để phục vụ đoàn đưa dâu. Tùng Tán Can
Bố đích thân đi từ La Tá (nay là La Sa, thủ phủ Tây Tạng) tới Bá Hải (nay
là Hồ Ngạc Lăng, Thanh Hải) để đưa đón. Tại đây, đã cử hành hôn lễ long
trọng giữa Tùng Tán Can Bố và công chúa Văn Thành. Sau hôn lễ, đoàn
đón dâu và đưa dâu đã vượt qua núi tuyết và cao nguyên, về tới thành La
Tá. Hôm công chúa vào thành, nhân dân quốc đô vui mừng như trong ngày
hội, đổ ra khắp đường, ca múa đón chào. Tùng Tán Can Bố còn cho xây
dựng ở La Tá 1 cung điện theo kiểu kiến trúc của triều Đường, làm nơi ở
cho công chúa.