Địch Nhân Kiệt thản nhiên nói: "Nay thái hậu đã xây dựng triều Chu,
mọi việc đều đổi mới cả. Những cựu thần triều Đường như tôi, giết đi là
đúng. Tôi xin nhận cho xong".
Một viên quan khác nói nhỏ với Địch Nhân Kiệt: "Nếu ngài khai ra
người khác, thì có thể được đối xử khoan hồng".
Địch Nhân Kiệt nổi giận nói: "Trên có trời, dưới có đất, Địch Nhân
Kiệt này không thể làm việc đó được!". Nói rồi, lao đầu vào cột nhà ngục,
máu chảy đầm đìa, viên quan đó sợ hãi vội ra sức khuyên Địch Nhân Kiệt
ngừng lại. Lại Tuấn Thần căn cứ vào lời bức cung của người khác, liền thảo
ra 1 bản án của Địch Nhân Kiệt rồi tâu lên Võ Tắc Thiên. Nhân lúc bọn coi
ngục lơ là trong việc giám thị, Địch Nhân Kiệt xé 1 miếng vải bọc chăn,
viết 1 tờ kháng án rồi nhét vào lần trong áo bông. Lúc đó, trời đã chuyển
sang xuân, Địch Nhân Kiệt nói với quan coi ngục: "Trời đã ấm rồi, tôi
không cần dùng áo bông nữa. Xin báo cho con tôi đến mang áo bông về
nhà".
Quan coi ngục không nghi ngờ gì, liền cho người trong gia đình họ
Địch nhân đến thăm, mang áo bông về. Con Địch Nhân Kiệt hiểu ý, vạch
áo bông ra, thấy lá đơn kháng án liền nhờ người chuyển lên Võ Tắc Thiên.
Xem đơn, Võ Tắc Thiên hạ lệnh tha Địch Nhân Kiệt, rồi triệu kiến ông và
hỏi: "Khanh đã nhận là có tội, tại sao lại còn kháng án?".
Địch Nhân Kiệt nói: "Nếu thần không nhận tội thì chúng đã tra tấn
thần tới chết từ lâu rồi!".
Võ Tắc Thiên miễn tội chết cho ông, nhưng vẫn cách chức tể tướng,
giáng xuống làm huyện lệnh ở tỉnh xa. Tới khi Lại Tuấn Thần bị giết, ông
mới được điều về kinh và được phục chức tể tướng. Trước khi ông được
làm tể tướng, có 1 viên tướng tên là Lâu Sư Đức đã ra sức tiến cử ông với
Võ Tắc Thiên. Nhưng Địch Nhân Kiệt không hề biết chuyện đó, ông vẫn
cho rằng Lâu Sư Đức chỉ là 1 võ tướng bình thường, không có gì đáng chú