nghe đã chán tai. Hoàng đế muốn tìm người soạn bài ca mới. Một quan
chức là Hạ Tri Chương tâu với Đường Huyền Tông: "Một đại thi nhân mới
đến ở Trường An tên là Lý Bạch, là một thiên tài về thơ phú và văn
chương".
Đường Huyền Tông từ lâu đã nghe tiếng tăm Lý Bạch, liền bảo Hạ Tri
Chương nhanh chóng dẫn Lý Bạch vào cung. Lý Bạch tự là Thái Bạch, 1
trong những thi nhân nổi tiếng nhất thời Đường. Ông sinh ở Toái Diệp, tổ
tiên là người ở Thành Kỷ thuộc Mỹ Tây (nay ở phía đông Thái An, Cam
Túc). Từ nhỏ, ông đã xem nhiều học rộng, tính cách phóng khoáng. Ngoài
việc đọc sách, ông còn là người giỏi kiếm thuật. Từ năm 20 tuổi, để tăng
thêm kiến thức, ông đã đi thăm khắp nơi trong nước. Gót chân ông đã đặt
trên các thành thị lớn như Trường An, Lạc Dương, Kim Lăng, Giang Đô và
các nơi danh thắng như Động Đình, Lư Sơn, Cối Kê. Do có kiến thức sâu
rộng cộng với tài năng thiên phú, nên thơ ca ông viết ra đã đạt được thành
tựu kiệt xuất. Lý Bạch còn là người có hoài bão chính trị. Với bản lĩnh cao
ngạo nên ông đã hết sức phẫn nộ và khinh ghét thói hủ bại trong quan
trường lúc bấy giờ, hy vọng được triều đình sử dụng để có dịp mang tài
năng ra xoay chuyển cục diện. Lần này tới Trường An, nghe nói Đường
Huyền Tông triệu kiến, ông cũng rất phấn khởi.
Đường Huyền Tông tiếp kiến Lý Bạch trong cung điện. Sau khi nói
chuyện, thấy Lý Bạch đúng là người có tài, liền phấn khởi nói: "Khanh là
một nhân sĩ bình thường mà tên tuổi ngay đến trẫm cũng biết. Nếu không
có chân tài thực học thì sao có thể nổi tiếng như thế được".
Sau cuộc tiếp kiến, Đường Huyền Tông phong Lý Bạch làm 1 chức
quan trong Hàn lâm viện để chuyên khởi thảo chiếu thư cho hoàng đế. Lý
Bạch vốn ham uống rượu, đã uống là uống cho tới khi say khướt mới thôi.
Sau khi đã làm quan trong Hàn lâm viện, ông vẫn không sửa được thói
quen đó, thường cùng các bạn thơ tới các tửu điếm ở Trường An uống
rượu. Một hôm, Đường Huyền Tông nghe thấy nhạc công trình bày 1 bản