rùng rùng đem binh mã về kinh đô Lạc Dương. Cuộc đại hỗn chiến bắt đầu.
Diễn biến đại lược như sau: Ngay trong năm đó (năm 301) Tề vương Tư
Mã Quýnh liên hợp với Thành Đô vương Tư Mã Dĩnh (con thứ 16 của Tư
Mã Viêm, em cùng cha của Huệ Đế) cùng đánh Tư Mã Luân. Sau hơn 60
ngày kịch chiến, số Lính chết trận của 2 bên lên tới gần 10 vạn. Cuối cùng,
Tư Mã Luân thua trận, bị giết. Huệ Đế được trở lại làm hoàng đế bù nhìn,
do Tư Mã Quýnh làm đại thần phụ chính, nắm toàn bộ thực quyền.
Năm 302, Tư Mã Ngung lại liên hợp với Trường Sa vương Tư Mã
Nghệ (con thứ 6 của Tư Mã Viêm, em Huệ Đế) đánh vào thành Lạc Dương.
Qua 3 ngày kịch chiến, Tư Mã Quýnh đại bại, bị Tư Mã Nghệ bêu đầu thị
chúng. Quyền lực lại rơi vào tay Tư Mã Nghệ. Năm 308, Tư Mã Dĩnh lại
cùng Tư Mã Ngung đem 27 vạn quân đánh vào Lạc Dương. Tư Mã Nghệ ít
quân hơn, phải đem Huệ Đế chạy khỏi Lạc Dương. Quân Tư Mã Dĩnh vào
kinh thành, thả sức chém giết cướp bóc, hàng vạn người dân vô tội bị giết.
sau đó, quân Tư Mã Dĩnh rút ra ngoài thành. Huệ Đế được đưa về cung,
còn Tư Mã Nghệ bị bắt và bị thiêu chết. Năm 304, Đông Hải vương Tư Mã
Việt (chú họ Huệ Đế) dẫn Huệ Đế đem quân thảo phạt Tư Mã Dĩnh. Hai
bên kịch chiến, Tư Mã Việt bị Tư Mã Dĩnh đánh bại, bỏ chạy về đất phong
của mình ở Sơn Đông. Huệ Đế trúng 3 mũi tên, bị Tư Mã Dĩnh bắt đưa vào
Nghiệp Thành. Trong lúc 2 vương kia đánh nhau, thì Tư Mã Ngung thừa cơ
chiếm Lạc Dương. Tư Mã Dĩnh ở Nghiệp Thành bị 1 số lực lượng địa
phương đánh đuổi, phải đem Huệ Đế chạy về Lạc Dương, phụ thuộc vào
Tư Mã Ngung. Tư Mã Ngung thấy Lạc Dương đã tan hoang, liền buộc Huệ
Đế và Tư Mã Dĩnh cùng vào Trường An, rồi phế Tư Mã Dĩnh, độc chiếm
triều chính.
Năm 305, Tư Mã Việt lại từ Sơn Đông đem quân vào chiếm Trường
An, ép Huệ Đế cùng Tư Mã Ngung, Tư Mã Dĩnh trở về Lạc Dương. Năm
306, Tư Mã Việt lần lượt giết Tư Mã Dĩnh, Tư Mã Ngung và Huệ Đế, rồi
lập Tư Mã Sí (em Huệ Đế), đó là Tấn Hoài Đế. Đại quyền nằm hoàn toàn
trong tay Tư Mã Việt. Chiến loạn kết thúc. Trong hơn 15 năm, kể từ khi