yêu cầu viết lời cung. Nhạc Phi cầm bút, viết luôn 8 chữ: "Thiên nhật chiêu
chiêu, thiên nhật chiêu chiêu" (Mặt trời sáng tỏ, mặt trời sáng tỏ).
Vụ án kéo dài suốt 2 tháng, thẩm vấn không có kết quả gì. Các quan
chức trong triều đều biết Nhạc Phi bị oan, có người mạnh dạn dâng sớ minh
oan cho Nhạc Phi nhưng lập tức bị Tần Cối hãm hại. Lão tướng Hàn Thế
Trung không chịu được, trực tiếp gặp Tần Cối, hỏi Tần Cối căn cứ vào đâu
mà nói Nhạc Phi mưu phản, có chứng cớ gì không. Tần Cối ngang ngược
trả lời: "Lá thư của Nhạc Vân gửi Trương Hiến tuy không có để làm chứng,
nhưng việc đó có thể có".
Hàn Thế Trung nổi giận nói: "Ba chữ "có thể có" làm sao khiến cho
thiên hạ chịu phục được!". Ông hết sức đấu tranh, nhưng không có kết quả
gì, liền dâng sớ, xin từ chức khu mật sứ.
Một hôm, Tần Cối từ triều đình về nhà, ngồi uống rượu với vợ là
Vương thị ngoài hiên. Tần Cối cầm 1 quả cam, vì tâm thần bất định nên cứ
dùng ngón tay vạch lăng nhăng trên vỏ cam. Vương thị là kẻ còn thâm độc
hơn Tần Cối, biết chồng đang băn khoăn do dự về việc có nên giết ngay
Nhạc Phi không, liền cười nhạt nói: "Lão già này, sao không quyết đoán gì
cả. Nên biết rằng bắt hổ thì dễ, nhưng thả hổ thì khó đấy".
Nghe lời Vương thị, Tần Cối quyết tâm hạ độc thủ, liền viết 1 mảnh
giấy, bí mật giao cho tay chân trong nhà ngục, ra lệnh thủ tiêu Nhạc Phi.
Vào 1 đêm tháng giêng năm 1142, vị anh hùng dân tộc mới 39 tuổi đã bị
giết hại trong nhà ngục. Nhạc Vân, Trương Hiến cũng đồng thời bị hại. Sau
khi Nhạc Phi bị giết, 1 lính canh ngục là Quí Thuận liền lén đem chôn cất
di cốt của ông. Đến sau khi Tống Cao Tông chết đi, vụ án oan của Nhạc
Phi mới được xem xét và minh oan. Người ta đem di cốt của Nhạc Phi mai
táng trên Thê Hà Lĩnh ven Tây Hồ. Sau đó, lại xây dựng Nhạc Miếu ở phía
đông mộ đó. Ngày nay, trong tòa điện lớn của ngôi Nhạc miếu trang
nghiêm hùng vĩ, có 1 pho tượng Nhạc Phi mặc võ phục, phía trên treo 1
bức hoành phi viết 4 chữ lớn theo đúng bút tích của ông: "Hoàn ngã hà