đã chiếm được 19 huyện xung quanh Động Đình Hồ. Triều đình Nam Tống
hết sức hốt hoảng, liền phong Khổng Ngạn Chu làm Tróc sát sứ để trấn áp
nghĩa quân. Khổng Ngạn Chu biết rằng nếu dùng sức mạnh thì không địch
nổi Chung Tương, nên đã sử dụng bọn gian tế, giả làm dân nghèo, trà trộn
vào hàng ngũ nghĩa quân. Tháng 3 năm 1130, Khổng Ngạn Chu mở cuộc
tiến công, bọn gian tế làm nội ứng, nghĩa quân trở tay không kịp nên bị
đánh bại. Chung Tương và con là Chung Tử Ngang bị bắt, rồi bị giết hại.
Sau khi Chung Tương bị hại, quân khởi nghĩa liền cử Dương Yêu làm
thủ lĩnh để tiếp tục chiến đấu chống triều đình. Dương Yêu vốn tên là
Dương Thái, vì tuổi còn trẻ nên được dân chúng địa phương gọi 1 cách
thân mật là Dương Yêu. Dưới sự lãnh đạo của Dương Yêu, quân khởi nghĩa
xây dựng doanh trại ven Động Đình Hồ và tập trung nhiều thuyền bè tại các
bến trong hồ, lúc thường thì đánh cá, khi quân triều đình tới thì chiến đấu.
Nghĩa quân ngày càng lớn mạnh. Triều Nam Tống lại cử Trình Xương Ngụ
làm trấn phủ sứ để đàn áp nghĩa quân. Trình Xương Ngụ tới Đỉnh Châu, bỏ
ra nhiều công sức chế tạo hàng loạt xa thuyền lớn, mỗi xa thuyền chứa
được 1000 lính, dùng bàn đạp để chuyển động cánh quạt nước, đẩy thuyền
đi. Trình Xương Ngụ dùng đội xa thuyền đó để tiến công thủy trại của
nghĩa quân. Thủy trại được dựng ở vùng nước cạn ven bờ, nên xa thuyền
lớn mắc cạn, không tiến lui được. Nghĩa quân thừa cơ phản công, quan
quân triều đình phải bỏ thuyền lớn chạy trốn. Toàn bộ đội thuyền lớn lọt
vào tay nghĩa quân. Cứ điểm Động Đình Hồ của nghĩa quân Dương Yêu
thu hút tới 20 vạn người, phạm vi chiếm lĩnh ngày càng mở rộng. Tháng 4
năm 1133, Dương Yêu lập con Chung Tương là Chung Tử Nghi làm thái
tử, tự mình xưng là Đại Thánh Thiên Vương, tuyên bố phế bỏ mọi lao dịch
và thuế má trong vùng nghĩa quân chiếm lĩnh. Đời sống nhân dân nhờ thế
ngày càng hưng vượng. Vương triều Nam Tống coi cuộc khởi nghĩa Dương
Yêu là mối họa lớn từ bên trong không thể để yên. Vì vậy, Tống Cao Tông
liền cử Vương Nhiếp đem 6 vạn quân đánh dẹp. Vương Nhiếp không dám
dùng thuyền lớn nữa, mà đổi lại dùng thuyền nhỏ. Nghĩa quân lại dùng xa
thuyền lớn nghinh chiến, nhưng xa thuyền này cao tới mấy trượng, đi lại