Thạch Kính Đường cảm tạ ân đức của Da Luật Đức Quang, dâng tấu
chương lên quốc vương Khiết Đan, gọi Da Luật Đức Quang là "Phụ hoàng
đế" (hoàng đế cha), tự xưng là "Nhi hoàng đế" (hoàng đế con). Ngoài việc
hàng năm phải tiến cống cho Khiết Đan 30 vạn tấm vải lụa. Ngày lễ ngày
tết, còn phải cử sứ giả mang đồ mừng sang dâng cho quốc vương, thái hậu
và đại thần Khiết Đan. Những người trên nếu không vừa lòng, cử người
đến quở trách, Thạch Kính Đường phải cung kính dâng lễ vật tạ tội. Sứ giả
triều Tấn cử sang Khiết Đan, các quan chức Khiết Đan đều đối xử ngạo
mạn, nói nhiều lời lăng nhục. Sứ giả trở về Biện Kinh, kể lại những điều
nhục nhã đó, các quan trong triều đều cảm thấy mất mặt, chỉ có Đường là
vẫn thản nhiên, coi như không có chuyện gì. Thạch Kính Đường dựa vào
sự bảo hộ của Khiết Đan, làm hoàng đế con nhục nhã trong 7 năm rồi ốm
chết. Cháu ông ta là Thạch Trọng Quí lên ngôi. Đó là Tấn Xuất Đế. Khi
dâng tấu chương lên quốc vương Khiết Đan, Tấn Xuất Đế tự xưng là cháu
mà không xưng là thần. Da Luật Đức Quang cho như vậy là bất kính, liền
đem quân tiến đánh.
Cả 2 lần tiến đánh của quân Khiết Đan đều gặp phải sự chống trả kịch
liệt của quân dân triều Tấn nên đều thất bại thảm hại. Nhưng lần cuối cùng,
do sự thông đồng, phản bội của Hán gian, quân Khiết Đan chiếm được Biện
Kinh, Tấn Xuất Đế bị bắt làm tù binh, bị giải về Khiết Đan. Triều Hậu Tấn
diệt vong. Năm 947, Da Luật Đức Quang tiến vào Biện Kinh, tự xưng là
Đại Liêu hoàng đế (năm đó, Khiết Đan đổi quốc hiệu là Liêu). Trăm họ
trong kinh thành thấy quân Liêu tiến vào đều ùn ùn chạy loạn. Quốc vương
Liêu Da Luật Đức Quang trèo lê lầu thành, sai người dùng tiếng Hán kêu
gọi: "Dân chúng chớ có sợ, ta cũng là người, ta vốn không định tới đây,
nhưng người Hán mời ta vào đây. Ta sẽ đảm bảo cho đời sống các ngươi
được sung sướng hơn".
Nói như vậy nhưng ông ta hành động hoàn toàn ngược lại. Mượn cớ
phái binh lính đi chăn ngựa, Da Luật Đức Quang dung túng cho quân Liêu
thả sức cướp bóc của cải của dân, làm cho suốt vùng Biện Kinh, Lạc