LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 3 - Trang 79

LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM

TẬP 3

Lâm Hán Đạt & Tào Dư Chương

www.dtv-ebook.com

Vương Tiểu Ba Khởi Nghĩa

Tống Thái Tông đánh Liêu, kết quả bị đại bại, lại mất dũng tướng

Dương Nghiệp nên không dám đánh Liêu nữa. Ngoài ra, tình hình chính trị
trong nước cũng không ổn định, đặc biệt là vùng Xuyên Thục liên tiếp nổ
ra các cuộc khởi nghĩa nông dân, làm cho triều Tống lúng túng, khó đối
phó. Trong thời Ngũ Đại, vùng Xuyên Thục lần lượt có 2 chính quyền cát
cứ là Tiền Thục và Hậu Thục, suốt trong thời gian dài không có chiến
tranh. Vì vậy, thời Hậu Thục, kho tàng quốc gia đầy ấp. Sau khi Tống Thái
Tổ diệt Hậu Thục, để cho tướng sĩ cướp bóc Thành Đô, vận chuyển tài sản
về Đông Kinh, khiến cho dân chúng vô cùng phẫn nộ. Đến đời Tống Thái
Tông, lại thiết lập nha môn, độc quyền việc mua bán ở đây. Trà và tơ lụa do
đất Thục sản xuất đều bị triều đình độc quyền thu mua. Một số địa chủ và
thương nhân thừa cơ đầu cơ tích trữ, mua rẻ bán đắt, khiến dân chúng đất
Thục vô cùng khổ sở. Ở huyện Thạch Thành (nay ở tây nam huyện Quan,
Tứ Xuyên) có 1 nông dân tên là Vương Tiểu Ba, cùng với em vợ là Lý
Thuận đều sống bằng nghề buôn trà. Vương Tiểu Ba hết đường sinh sống,
liền quyết tâm khởi nghĩa.

Năm 993, Vương Tiểu Ba tụ hợp hơn 100 nông dân trồng chè và dân

nghèo, nói với họ: "Thời buổi bây giờ, người nghèo thì càng nghèo; kẻ giàu
thì ngày càng giàu thêm, thật hết sức bất công. Nay chúng ta cùng nhau nổi
dậy tiêu diệt cảnh bất công đó, các vị thấy thế nào?".

Những người đã nếm trải mọi nỗi khổ do quan lại, địa chủ, phú

thương bóc lột; nghe Vương Tiểu Ba nói, đều nhiệt liệt hưởng ứng ngay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.