LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 4 - Trang 14

công việc cho những người như thế này thì mới tránh được việc tốn cơm
nuôi những kẻ bất tài nói suông". Sau khi tiếp kiến, Khu-bi-lai liền trao cho
Quách Thủ Kính chức "đề cử các lộ hà cừ", phụ trách công việc về sông
ngòi, thủy lợi.

Hai năm sau, quách thủ Kính lại được phái tới Tây Hạ để làm thủy lợi.

Qua nhiều năm chiến tranh, sông ngòi ở đây ứ tắc, đất đai hoang vu sản
xuất bị phá hoại nghiêm trọng. Quách Thủ Kính đến Tây Hạ, tiến hành
khảo sát tỉ mỉ, rồi huy động người nạo vét số sông ngòi cũ, đào thêm 1 số
sông ngòi mới. Không đầy 1 năm, hơn 9 triệu mẫu ruộng ở đây được tưới
nước đầy đủ, lương thực dồi dào, đời sống nhân dân được cải thiện. Để mở
mang việc giao thông từ Đại Đô đến Giang Nam, Khu-bi-lai lại phái Quách
Thủ Kính đi khảo sát tình hình giao thông trên tuyến đó. Qua khảo sát, thiết
kế, không những đã nạo vét vận hà cũ, mà còn đào thêm Thông Huệ hà từ
Đại Đô đến Thông Châu. Như vậy, vận tải đường thủy từ Giang Nam tới
Đại Đô được hoàn toàn thông suốt. Sau khi diệt Nam Tống, Nguyên Thế
Tổ càng coi trọng việc khôi phục sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông
nghiệp cần dùng đến lịch. Trước kia, Mông Cổ sử dụng lịch do triều Kim
ban hành. Loại lịch này có nhiều sai lầm, cả đến những ngày tiết dùng cho
nông nghiệp cũng không được xác định đúng. Sau khi triều Nguyên chinh
phục được Giang Nam, thì vùng này lại đang sử dụng 1 loại lịch khác. Lịch
của 2 miền nam bắc không giống nhau, dễ tạo thành sự hỗn loạn. Nguyên
Thế Tổ quyết định đặt ra 1 loại lịch thống nhất, nên ra lệnh thiết lập 1 cơ
quan làm lịch, gọi là Thái sử cục (sau đổi thành Thái tử viện). Người phụ
trách Thái sử cục là Vương Tuân, bạn học của Quách Thủ Kính. Vì Quách
Thủ Kính tinh thông thiên văn, lịch pháp nên cũng được triều đình điều từ
ngành thủy lợi sang Thái sử cục, cùng với Vương Tuân phụ trách việc sửa
lịch. Vừa bắt đầu công việc, Quách Thủ Kính liền nêu ý kiến, là nghiên cứu
lịch pháp trước hết cần coi trọng việc quan sát thiên văn, mà muốn quan sát
cần có công cụ. Cỗ máy hỗn thiên nghi đồ sộ thời Tống dùng để quan sát
thiên văn được vận chuyển từ Khai Phong (tức Đông Kinh của Bắc Tống)
tới đã quá cũ kỹ, lạc hậu, không cung cấp được số liệu đáng tin cậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.