LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM
TẬP 4
Lâm Hán Đạt & Tào Duy Chương
www.dtv-ebook.com
Ba Lần Đánh Gác-Đan
Sau thất bại ở Yakesa, chính phủ Nga chưa cam chịu. Năm thứ 2 sau
khi kí điều ước Nibusu, họ liền xúi giục thủ lĩnh bộ tộc Trugac (Chuẩn Cát
Nhĩ – 1 chi của tộc Mông Cổ) là Gác Đan tiến đánh vùng Mạc Bắc Mông
Cổ. Lúc đó, tộc Mông Cổ phân làm 3 bộ phận ở Mạc Nam, Mạc Bắc và
Mạc Tây. Ngoài bộ phận Mạc Nam từ lâu đã qui phục triều Thanh, 2 bộ
phận khác cũng đã tỏ ý thần phục. Trugac là 1 chi Mông Cổ ở Mạc Tây,
sống du mục ở vùng Y Ly. Từ khi Gác Đan làm thủ lĩnh Trugac, ông ta có ý
đồ trước hết kiêm tính các bộ lạc Mông Cổ khác ở Mạc Tây, sau lại tiến
công bộ phận Mông Cổ ở Mạc Bắc. Bộ phận Mông Cổ này chống trả
nhưng thất bại, mấy chục vạn người chạy xuống Mạc Nam xin triều đình
Thanh bảo vệ. Khang Hy Đế phái sứ giả đến gặp Gác Đan, yêu cầu ông ta
trả lại những vùng đã chiếm cho bộ phận Mông Cổ Mạc Bắc. Gác Đan cho
rằng mình được nước Nga sa hoàng nâng đỡ nên rất ngạo nghễ, không
những không chịu lui quân, mà còn lấy cớ truy kích Mông Cổ Mạc Bắc, ồ
ạt xâm phạm Mạc Nam.
Khang Hy Đế triệu tập các đại thần tuyên bố sẽ ngự giá thân chinh
đánh Gác Đan. Ông cho rằng Gác Đan hung hăng, dã tâm không nhỏ, đã
đánh vào Mạc Nam thì cần phản kích. Năm 1690, Khang Hy Đế chia quân
làm 2 cánh, cánh trái do Phủ Viễn đại tướng quân là Phúc Toàn thống lĩnh,
từ Cổ Bắc Khẩu tiến ra; cánh phải do An Bắc đại tướng quân Thường Ninh
thống lĩnh, từ Hỷ Phong Khẩu tiến ra; Khang Hy Đế thân dẫn quân chỉ huy
phía sau. Cánh quân Thanh phía phải tiếp xúc với quân Gác Đan trước, bị
đánh thua. Gác Đam dẫn quân tiến sâu vào, tới tận Nhan Bố Thông (nay là