Tiết để tróc nã hung thủ, thì người hầu của ông ta có rỉ tai rằng đừng nên
làm như vậy. Sau khi bãi đường, Giả Vũ Thôn giữ người hầu đó ở lại, hỏi
tại sao lại ngăn ông tróc nã hung phạm. Người hầu đó móc trong túi ra 1 tờ
giấy, trên đó có chép 1 bài dân ca "Bùa hộ quan" lưu truyền rất rộng rãi
trong dân gian:
"Giả không giả, bạch ngọc làm nhà, vàng làm ngựa
Cung A Phòng ba trăm dặm, không sánh nổi nhà Sử ở Kim Lăng
Đông Hải thiếu giường Bạch Ngọc, Long Vương phải đến mượn Kim
Lăng Vương
Trời xuống tuyết lớn, trân châu như đất, vàng như sắt".
Giả Vũ Thôn đọc xong nhưng không hiểu, sau khi nghe người hầu
giảng giải mới biết ở đất Nam Kinh có 4 đại phú hào: nhà họ Giả là hoàng
thân quốc thích, nhà họ Sử và Vương đều là đám đại quan liêu ở Kim Lăng
(tức Nam Kinh); chữ "Tuyết" và chữ "Tiết" đồng âm (phát âm theo Trung
Quốc) là chữ 1 nhà phú thương họ Tiết ở vùng đó. Bốn nhà này kết thân
với nhau, câu kết thành 1 thế lực lớn. Đã làm quan thì phải biết giữ chắc lấy
cái chức quan của mình, không nên để đắc tội với 4 nhà hào phú đó. Người
hầu nọ còn nhắc Giả Vũ Thôn rằng, hung phạm giết người lần này chính là
công tử nhà họ Tiết, nếu đụng chạm đến họ thì không những mất chức quan
mà ngay như tính mạng cũng khó được bảo toàn. Nghe lời người hầu, Giả
Vũ Thôn giật thót mình, lập tức bỏ ngay ý nghĩ muốn tróc nã hung phạm.
Không những thế, ông còn theo kế người hầu, đi phao tin lên rằng người bị
đánh chết ấy chính là chết vì bệnh cấp tính. Một vụ án mạng đã khép lại 1
cách tùy tiện và hồ đồ đến như vậy.
Tào Tuyết Cần đã bỏ ra 1 thời gian dài 10 năm, ngồi tại Tây Giao, Bắc
Kinh để cố viết xong cuốn tiểu thuyết này. Lao động vất vả và bệnh tật đã
dày vò làm ông suy nhược. Lúc ông viết đến hồi thứ 80 thì đứa con yêu quý