Dương. Chu Nguyên Chương liền phong tỏa chặt lối vào hồ Phiên Dương,
nhốt chặt thủy quân Trần Hữu Lượng trong đó và quyết chiến trong hồ.
Thủy quân Trần hữu Lượng có nhiều thuyền vừa to vừa cao, xếp thành
hàng ngang dài tới mười mấy dặm. Còn thủy quân của Chu Nguyên
Chương chỉ gồm 1 số thuyền nhỏ, so sánh về thực lực thì thua kém nhiều!
Hai bên đánh nhau liên tục 3 ngày, quân Chu Nguyên Chương đều thất bại.
Bộ tướng Quách Hưng nói với Chu Nguyên Chương: "Binh lực hai bên quá
chênh lệch, không thể dùng sức mạnh mà thắng. Phải dùng hỏa công thôi!".
Chu Nguyên Chương lập tức hạ lệnh dùng 7 thuyền nhỏ, chứa đầy
chất cháy, mỗi thuyền lại kéo theo 1 xuồng nhỏ, cơ động nhẹ nhàng. Một
đêm, trời nổi gió đông bắc, Chu Nguyên Chương phái đội cảm tử điều
khiển 7 thuyền chở chất cháy, châm lửa xông thẳng vào đội thuyền Trần
Hữu Lượng. Lửa to gió mạnh, chỉ trong chốc lát, toàn bộ đội thuyền quân
Hán đã thành 1 biển lửa, chiếu đỏ rực mặt hồ. Quân tướng của Trần Hữu
Lượng kẻ thì chết cháy, kẻ thì bị bắt làm tù binh. Trần Hữu Lượng dẫn tàn
binh bại tướng chạy ra cửa hồ, toan phá vây chạy, lại gặp quân Chu Nguyên
Chương đang chờ sẵn. Dưới làn tên bắn như mưa, Trần Hữu Lượng trúng
tên tử trận. Sau khi tiêu diệt xong thế lực cát cứ lớn nhất ở miền nam của
Trần Hữu Lượng, Chu Nguyên Chương liền xưng là Ngô Vương.
Từ khi Lưu Phúc Thông hy sinh, Chu Nguyên Chương đón Tiểu Minh
Vương về Từ Châu và chịu sự lãnh đạo của Tiểu Minh Vương về danh
nghĩa. Tới lúc này, tư tưởng làm hoàng đế của Chu Nguyên Chương trỗi
dậy, ông cảm thấy Tiểu Minh Vương làm 1 trở ngại. Năm 1366, ông dùng
thuyền đón Tiểu Minh Vương về Ứng Thiên Phủ, khi thuyền đi qua Trảo
Bộ (nay ở đông nam Lục Hợp, Giang Tô) liền cử người lén đục thuyền,
dìm chết Tiểu Minh Vương. Năm sau, Chu Nguyên Chương lại tiêu diệt lực
lượng cát cứ của Trương Sĩ Thành. Sau đó, phong Từ Đạt làm Chinh lỗ đại
tướng quân, Thường Ngộ Xuân làm phó tướng quân, dẫn 25 vạn đại quân
bắc phạt. Chỉ trong mấy tháng, cánh quân của Từ Đạt liên tục thắng lợi,