mạnh để hướng đến một cuộc bạo động vũ trang quy mô lớn theo phương
thức "nội công, ngoại kích", giải phóng dân tộc. Tuy chưa phải là một hệ
thống lý luận chặt chẽ, khoa học và còn nhiều hạn chế nhưng nhiều quan
điểm ở một chừng mực nhất định đã được triển khai, vận dụng vào thực
tiễn, có tác dụng thổi bùng lên ngọn lửa căm thù quân giặc, thôi thúc nhân
dân kiên trì đứng lên chống thực dân Pháp suốt những thập kỷ đầu thế kỷ
XX, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý trong tiến trình phát triển của
cách mạng Việt Nam. "Sự thất bại của họ đối với vận động cách mạng sau
này vẫn là một pho kinh nghiệm mà giai cấp công nhân Việt Nam, dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đã phê phán, đã rút lấy bài học
chiến lược cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Hơn thế nữa, nó đã góp
phần vào việc đào tạo cho ngày sau một số cán bộ ưu tú"
52
. Các quan điểm
quân sự của Phan Bội Châu và đồng chí của ông trong phong trào giải
phóng dân tộc đầu thế kỷ XX với những nhân tố tiến bộ cũng như hạn chế
đều có nhiều ý nghĩa; bởi đó là sự tích lũy nhận thức, bước đệm quan trọng
chuẩn bị cho bước nhảy vọt tất yếu trong tiến trình phát triển của đường lối
cách mạng Việt Nam về sau.
2. Quan điểm đấu tranh vũ trang của Việt Nam Quốc dân Đảng (1927-1930)
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), cùng với quá
trình đẩy mạnh khai thác thuộc địa, sự ra đời hệ thống thành thị kiểu
phương Tây và nền giáo dục Pháp - Việt đã tạo nên những thay đổi về lối
sống, tập quán của một bộ phận dân cư, chủ yếu là thị dân ở Việt Nam. Các
tư tưởng mới càng có điều kiện xâm nhập trong các tầng lớp nhân dân, dẫn
tới sự hình thành các nhóm chính trị và các tổ chức yêu nước. Việt Nam
Quốc dân Đảng - tổ chức tiêu biểu nhất của khuynh hướng cách mạng dân
chủ tư sản trong những năm 20 của thế kỷ XX ra đời trong bối cảnh đó.