LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 3 - Trang 86

Chương II

TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ VIỆT NAM THỜI KỲ 1897-1930

I. CÁC QUAN ĐIỂM QUÂN SỰ THEO XU HƯỚNG

DÂN CHỦ TƯ SẢN (1897-1930)

Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, bên cạnh truyền thống

tư tưởng, văn hóa dân tộc mà nổi bật là tinh thần yêu nước, ý thức độc lập,
tự cường được nuôi dưỡng suốt hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của
dân tộc thì những chuyển biến về cơ cấu kinh tế - xã hội trong nước và trào
lưu tư tưởng tư sản phương Tây qua Trung Quốc, Nhật Bản tràn vào nước
ta đã tạo tiền đề mới cho cuộc vận động giải phóng dân tộc. Trong giới sĩ
phu yêu nước thức thời lúc bấy giờ, xuất hiện hai xu hướng tư tưởng khác
nhau trong vấn đề lựa chọn phương pháp đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Khuynh hướng thứ nhất, do Phan Bội Châu

1

lãnh đạo, chủ trương dựa vào

sự giúp đỡ của bên ngoài (chủ yếu là Nhật Bản) để tiến hành bạo động vũ
trang, đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, thiết lập nhà nước
theo mô hình quân chủ lập hiến, rồi tiến hành canh tân đất nước kết hợp
chấn hưng kinh tế, phát triển giáo dục, nâng cao tinh thần yêu nước...

Khuynh hướng thứ hai, do Phan Châu Trinh

2

đại diện, chủ trương

canh tân đất nước bằng cách phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa,
cải cách văn hóa, giáo dục, nâng cao dân ta, bằng con đường hợp pháp làm
cho dân giàu, nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho Việt
Nam.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.