Đảng đã cử ba nữ đảng viên Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Thị Bắc và Đỗ
Thị Tâm lên Yên Bái móc nối, thâm nhập vào trại lính khố đỏ, lập được
một chi bộ Việt Nam Quốc dân Đảng với số lượng khoảng 5 - 6 đảng viên
(gồm Quản Cầm, Đội Trịnh, Cai Hoàng, Cai Thuyết...) và vài chục đoàn
viên cảm tình, tổ chức thành binh đoàn Yên Bái. Ở các tỉnh Phú Thọ, Sơn
Tây, Hải Dương, Hải Phòng... hệ thống tổ chức cơ sở đảng có bước phục
hồi và hoạt động khá tích cực. Đến tháng 9-1929, các xưởng chế bom được
lập ra tại các tỉnh Bắc Ninh, Phú Thọ, Hải Dương đã sản xuất được hàng
ngàn quả bom xi măng. Ngoài ra, Việt Nam Quốc dân Đảng còn tổ chức
rèn dao, kiếm, mã tấu và đưa đi cất giấu ở những nơi kín đáo chờ ngày khởi
sự. Các cơ sở may cờ, quân phục và in truyền đơncũng làm việc liên tục
suốt ngày đêm.
Tuy nhiên trong quá trình chuẩn bị, trong Đảng lại xảy ra nhiều
biến cố do sự phản bội của một số đảng viên nắm giữ những vị trí chủ chốt
trong việc thực hiện kế hoạch khởi nghĩa như Phạm Thành Dương, Bùi
Tiến Mai, Nguyễn Văn Kinh, Nguyễn Văn Ngọc... Những kẻ phản bội đã chỉ
điểm cho thực dân Pháp triệt phá thêm hàng loạt cơ sở của Đảng và bắt
một số đảng viên quan trọng của Đảng. Biến cố đó đã gây tổn thất nặng nề
cho Đảng và làm ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện kế hoạch khởi
nghĩa.
Trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn, ngày 26-1-1930, Nguyễn Thái
Học triệu tập một cuộc họp khẩn cấp tại làng Mỹ Xá (Nam Sách, Hải
Dương) để triển khai cụ thể kế hoạch khởi nghĩa, dù chưa có sự chuẩn bị
chu đáo. Tại hội nghị, Nguyễn Thái Học nhận định: "Chúng ta làm cách
mạng bằng sắt, bằng máu, bao giờ cũng phải lấy lực lượng quân đội làm
phần chủ lực. Nay Phạm Thành Dương đã tạo phản, phần chủ lực ấy đã bị
sứt mẻ rồi. Phần khác, số khí giới dự trữ được cũng đã bị địch khám phá
được rất nhiều. Nếu chúng ta không hành động ngay, thì tất số võ trang
đồng chí và số vũ khí còn lại cũng sẽ bị địch làm tan vỡ hết"
64
. Từ nhận
định đó, Nguyễn Thái Học khẳng định phải khởi nghĩa ngay, nếu "không
thành công thì cũng thành nhân"
65
.