thống quân sự của dân tộc Việt Nam - một dân tộc nhỏ bé, luôn phải
chống chọi với những lực lượng ngoại xâm lớn mạnh hơn gấp bội về
tiềm lực và sức mạnh kinh tế, quân sự.
Tư tưởng chiến lược kháng chiến trường kỳ là một nét nổi bật
trong đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, được xây dựng dựa
trên việc đánh giá đúng tình thế cách mạng, đánh giá đúng so sánh lực
lượng giữa cách mạng và phản cách mạng và tranh thủ những thời cơ
mới xuất hiện. Trong chỉ đạo chiến lược, điều khiển chiến tranh, điều
quan trọng nhất là phải nắm bắt chính xác quá trình phát triển so sánh
lực lượng đôi bên; tình thế cách mạng trong từng thời kỳ. Nếu như chỉ
xem xét hoặc nhấn mạnh so sánh lực lượng quân sự theo quan điểm
quân sự đơn thuần của chiến tranh thông thường, mà không thấy được
trong chiến tranh cách mạng còn cần phải căn cứ vào tình thế cách
mạng và lực lượng cách mạng, thì sẽ dẫn tới hữu khuynh, không dám
tiến công khi địch chiếm ưu thế về quân sự và trang bị vũ khí... Mặt
khác, nếu đánh giá quá cao lực lượng cách mạng và tình thế cách
mạng, dễ dẫn tới chủ quan, duy ý chí, nôn nóng. Đặc biệt, so sánh lực
lượng giữa ta và địch không thể chỉ đơn thuần nhìn vào lực lượng vật
chất, mà phải so sánh lực lượng một cách toàn diện, thấy rõ những chỗ
mạnh của địch chỉ là tạm thời, những chỗ yếu của chúng là căn bản và
khó bề khắc phục. Về vấn để này, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất
Ban chấp hành Trung ương Đảng, trong bài viết đăng ở Tạp chí Quân
đội nhân dân, số tháng 3-1967, đã chỉ rõ: Chiến tranh nhân dân ở miền
Nam là một cuộc tiến công toàn diện của cách mạng miền Nam vào
nền tảng thống trị của bọn Mỹ và tay sai chứ không đơn thuần là một
cuộc tiến công về quân sự. Sức mạnh của nó không đơn thuần là sức
mạnh quân sự (nhất là trong thời kỳ đầu thì chủ yếu không phải là sức
mạnh quân sự, mà là một sức mạnh tổng hợp mọi mặt về chính trị, về
tinh thần, về thế và lực của cả nhân dân và đất nước...). Khi so sánh
lực lượng, nói mạnh yếu là nói trong những điều kiện nhất định. Nhất
là phải xem những lực lượng đó với hiệu lực thực tế (efflcacite) trong