27
Thời đại hậu kỳ đá cũ ở Việt Nam được gọi là văn hóa Sơn
Vi
(*)
. Địa bàn cư trú của cư dân văn hóa Sơn Vi rất rộng: từ Lào
Cai - Yên Bái ở phía bắc đến Nghệ An, Hà Tĩnh ở phía nam, từ
Sơn La ở phía tây đến vùng sông Lục Nam ở phía đông. Lúc này,
mật độ dân cư đã đông hơn trước, có những bộ lạc sống ở ngoài
trời (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang) và những bộ lạc
sống trong hang động (Sơn La, Lai Châu). Họ dùng đá cuội để
chế tác công cụ.
* Các nhà khoa học thường lấy tên địa điểm
phát hiện di tích đầu tiên, tiêu biểu cho văn hóa
được nghiên cứu làm tên cho nền văn hóa đó.
Ví dụ: văn hóa Sơn Vi thuộc Thời đại hậu kỳ
đá cũ ở Việt Nam được phát hiện đầu tiên
vào năm 1958 ở xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao,
tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ).
Công cụ đá thuộc
văn hóa Sơn Vi.
Bản đồ phân bố các di chỉ thuộc văn hóa Sơn Vi.