[←33]
Về vấn đề này, nhà học giả Hồ Hữu-Tường có viết trong cuốn Lịch-sử văn chương
Việt-nam, tập I, trang 28 :
« Những nhà ngôn ngữ học Âu tây, vì khảo cứu không đến chỗ đến nơi, quả quyết rằng
tiếng Việt-nam là một thứ tiếng đơn âm. Những nhà viết sách ta, vì thiếu óc phê phán,
cũng lặp lại sự lầm ấy. Tuy nhiên, trong tiếng thuần nôm, có lắm tiếng một âm một mà
có đủ nghĩa rồi. Nhưng trong bất cứ thứ tiếng đa âm nào mà chẳng có những tiếng như
vậy ?
« Trái lại, nếu ta mở từ điển mà xem, ta sẽ thấy nhan nhản những tiếng kép đôi (như
cóm róm, chem chẻm, giềnh giàng…) những tiếng kép ba (như ba lăng nhăng, lơ tơ
mơ…) mà mỗi thành phần, hoặc không có nghĩa, hoặc có một nghĩa không dính dấp
với nghĩa của tiếng kép. Như thế ta gọi là gì, nếu không phải gọi đó là tiếng đa âm ?
Nếu ta bảo rằng hồi xưa, mỗi âm như vậy đều viết một chữ, thì ta há quên rằng chữ
nôm chỉ là một thứ chữ tạm bợ để phiên âm mà thôi ? »