[←64]
Về Kinh-dương vương, nhà học-giả Đào Duy-Anh có nêu một suy đoán thế này : «
Chúng tôi đoán rằng truyền thuyết Kinh-dương vương là tiêu biểu cho sự hoài niệm tổ
tiên xa của người Lạc-Việt là người Việt tộc ở thời kỳ họ còn sinh hoạt ở lưu vực sông
Dương-tử, tức ở miền châu Kinh và châu Dương, chúng ta có thể gọi là thời kỳ Giao-
chỉ Việt-thường. » (Nguồn gốc dân tộc Việt-nam, Thế-giới, Hà-nội, in lần thứ hai,
tr.21).
Nhưng tôi không đồng ý với Đào-quân về điểm ấy, vì xét : chữ « Kinh » là châu Kinh
thì « thảo trên, hình dưới »
荊, địa bàn ngày nay ở vào Hồ-nam, Hồ-bắc, Tứ-xuyên,
Quí-châu, Toàn-huyện thuộc Quảng-tây và Liên-huyện thuộc Quảng-đông. Còn «
Dương » là châu Dương thì « thủ bên chữ dịch »
掦, tức là các tỉnh Giang-tô, An-huy,
Giang-tây, Triết-giang và Phúc-kiến ngày nay. Như vậy khác hẳn với tự-dạng chữ «
Kinh »
涇 và chữ « Dương » 陽 trong « Kinh-dương vương ». Nếu nay cứ theo lối đọc
âm Việt-nam mà suy đoán như thế thì có khỏi khiên cưỡng không ?