Trước việc sai sứ sang Chu, Cương mục, tiền biên, quyển 1, tờ 5b còn chép cả việc
thông sính sang Đào-Đường (đời vua Nghiêu) nữa. « Bấy giờ sai sứ sang nhà Đường,
dâng rùa thần. » Liền đó, sử trên lại dẫn sách Cương mục tiền biên (một sử Trung-
hoa) của Kim Lý-Tường rằng : « Đời Đường Nghiêu, năm mậu-thân thứ năm, Việt-
thường thị đến chầu, dâng rùa thần. »
Rồi Quốc-sử quán ta có lời chú giải về « rùa thần » rằng : « Sách Thông chí của Trịnh
Tiều chép đời Đào-Đường, phương Nam có Việt-thường thị, phải thông dịch hai lần
tiếng mới đến chầu được, có dâng con rùa thần. (Rùa ấy) chừng nghìn tuổi, vừa được
hơn ba thước (thước cổ) ; trên lưng có chữ bằng lối khoa đẩu (như hình con nòng-nọc)
ghi từ khi khai thiên lập địa đến bấy giờ. Vua Nghiêu sai chép (lục) lấy, gọi là Lịch
rùa. » (tờ 6a).