không được che dấu khai sinh của trẻ không được thừa nhận, dấu lý lịch người cha, hoặc để cho đàn ông
tham gia đỡ đẻ trừ trường hợp cấp cứu. Tuy nhiên, từ thập niên 1750, các bác sĩ nam giới được phép đỡ
đẻ tại New York.
Vào cuối thế kỷ thứ 18, dân di cư từ nước Anh bắt đầu giảm và cung cách sống tại các thuộc địa Anh
cũng ổn định dần. Mặc dù cấu trúc cộng đồng y học kiểu Anh được coi là khuôn mẫu và lý tưởng, nhưng
dân định cư tin rằng cần phải thay đổi sự hành nghề y khoa tại Mỹ để phù hợp với các điều kiện về môi
trường và xã hội của Mỹ. Các thành phố và thị trấn thuộc địa có thể cố làm theo các biện pháp y tế công
cộng châu Âu như cô lập người bệnh, đưa ra các quy định kiểm dịch và loại trừ những nơi sinh ra chất
bẩn nhưng việc thực thi các quy định về y tế công cộng và vệ sinh môi trường nói chung không chặt chẽ
và kém hiệu quả. Khi các cộng đồng thuộc địa bị bệnh dịch đe dọa, bác sĩ và các nhà lãnh đạo không biết
làm gì hơn ngoài việc cùng với các tu sĩ khuyến khích mọi người cầu nguyện, ăn chay và tham gia chăm
sóc từ thiện cho người ốm.
Mặc dù tại vùng New England thuộc địa mật độ dân số thấp, các bệnh dịch lại xảy ra tuy thường xuyên
nhưng mức độ nặng nhẹ không đoán trước được. Vì vậy, khi truy tìm nguồn gốc lan truyền các bệnh
truyền nhiễm gây dịch có thể phát hiện những mắt xích xã hội, tôn giáo và thương mại vẫn còn dấu mặt
ở đâu đó. Bệnh đậu mùa là một kẻ thù quen mặt, nhưng các bác sĩ thuộc địa quan tâm tới một bệnh được
gọi là “rối loạn ở cổ họng” (throat distemper), cả hai đều là bệnh mới và nguy hiểm. Tại một số thành
phố và làng mạc, có đến một nửa số trẻ em chết vì bệnh này. Hầu như phần lớn các gia đình tại vùng
New England trong những năm 1730 đều sống rất cô lập và tự cung tự cấp, nhưng các bệnh lây vẫn trở
thành dịch được. Ngay cả những người sống tại các thị trấn nhỏ và vùng thôn quê cũng thường xuyên
tiếp xúc với người khác ở nhà thờ, trường học và chợ búa và các người bán hàng xén dạo, bác sĩ và tu sĩ
đến thăm các gia đình bị cách ly. Cách ứng phó truyền thống đối với các bệnh truyền nhiễm gây dịch là
cách ly người ốm và bố trí kiểm dịch cho những người mới đến, nhưng những biện pháp này được coi là
vô ích bởi vì sự lây truyền từ người sang người không rõ ràng. Khi cho rằng bệnh rối loạn cổ họng không
lây, các bác sĩ và thầy thuốc-mục sư có lẽ đã cho phép chính mình đóng một vai trò quan trọng trong việc
làm cho bệnh phát tán.
Vụ dịch tạo nên sự căng thẳng giữa người dân và thầy thuốc tại Boston và những thị trấn bị dịch.
Nhiều thầy thuốc tại Boston cho rằng bệnh phát triển mạnh là do các thầy thuốc nông thôn không đủ
năng lực. Các bác sĩ được đào tạo khá hơn tại Boston tin chắc rằng họ có thể chẩn đoán và điều trị được
bệnh nếu bệnh đi vào thành phố. Không ai ngạc nhiên, khi bệnh được phát hiện tại Boston, thì các bác sĩ
tại đây cũng chẳng thành công gì hơn khi điều trị cho người bệnh. Các nhà dịch tễ học lưu ý đến phần
mô tả chi tiết của BS William Douglass (1691-1752) khi ông đề cập đến cái bệnh gọi là “một thứ sốt phát
ban có chấm mang tính dịch, kèm theo viêm amydan (angina ulcusculosa), một tác phẩm y học cổ điển
của Mỹ thời ban sơ. Tuy nhiên các sử gia y học vẫn tranh cãi liệu có phải chứng bệnh xảy ra tại New
England từ năm 1735 đến 1736 là bệnh sốt tinh hồng nhiệt hoặc bạch hầu, hoặc cả hai bệnh dịch cùng
xảy ra tại New England trong thời gian đó.
CHIẾN TRANH CÁCH MẠ NG VÀ NỀN CỘNG HÒA MỚI
Vào cuối thế kỷ thứ 18, dân số của các thuộc địa Anh đã tăng lên trên 1,6 triệu. Chiếm cứ và phát triển
trên một vùng đất rộng lớn hơn nước Anh, đám dân lập nghiệp đều ý thức rõ sự thành công trong việc