10
Văn hóa phản chính thố ng trong y họ c:
Y học không chính thố ng và Y học thay thế
Thế kỷ 19 là một thời kỳ quá độ trong y học Mỹ, một thời kỳ đặc biệt được đánh dấu bằng sự tăng nhanh
các trường y, các hội đoàn y học, báo chí ngành y, các cố gắng đầy tranh cãi để bảo đảm các luật hành
nghề y, và sự xuất hiện các ngành khoa học y học mới, chẳng hạn như vi trùng học, miễn dịch học và
sinh lý học. Những phát triển này đã giúp tạo nên một môi trường đồng thuận giữa các thầy thuốc là
ngành y nên được hành nghề như thế nào, và do ai làm, nhưng nhiều bệnh nhân lại chống đối cách trị
liệu chính quy và tiếp tục đòi có quyền được tự do lựa chọn trong thị trường y tế.
THỊ TRƯỜNG Y TẾ
Các bác sĩ chính thống là thành phần chiếm đa số trong tập thể những người hành nghề chữa bệnh vào
thế kỷ 19, nhưng những người cải cách y tế đại chúng và các thành viên của các nhóm cạnh tranh,
thường được gọi là những người hành nghề không chính quy, đã tìm cách đưa ra một số thách thức ấn
tượng đối với thẩm quyền của các bác sĩ. Đối với các thầy thuốc chính thống thì những người hành nghề
y học thay thế chỉ là bọn lang băm, lừa bịp và đi chệch hướng, ngay cả với những thầy thuốc khi khởi
đầu sự nghiệp là bác sĩ. Các lang băm (quack) là những người thực sự tin tưởng vào các phương pháp
không quy ước có thể bị coi là ngu xuẩn, lạc lối, hoặc loạn trí, còn những kẻ cố tình lừa bịp thì được gọi
là thầy bịp (charlatan). Các bác sĩ chính thống nhấn mạnh rằng tất cả bọn lang băm đều gây nguy hại và
cần phải áp dụng các luật hành nghề y chặt chẽ để đuổi bọn này ra khỏi thị trường y tế.
Mặc dù bị phân chia ra thành nhiều nhóm có ý kiến khác nhau xét về bản chất bệnh tật và cách điều trị,
nhưng những người hành nghề chữa bệnh không chính quy đều nhất trí là y học chính quy vừa không có
tác dụng và lại gây nguy hiểm. Dĩ nhiên không phải tất cả những người chống đối y học chính thống đều
là các thầy thuốc được trang bị lý thuyết y học mang tính cạnh tranh. Lấy ví dụ, Thomas Jefferson (1743-
1826) mến mộ bạn thân của mình là Benjamin Rush (1745-1813), nhưng cũng biết rõ tính hăng hái quá
mức của ông này về sự trích huyết và xổ ruột đều rất có hại. Những người nhiệt tình theo phương pháp
của Rush muốn điều trị cho các bệnh nhân mắc tả dạng bệnh dịch (có thể gây tử vong do kiệt nước) bằng
ipecac, gây ói bằng muối và nước, cho uống nhiều liều calomel, dầu xổ thầu dầu, và thụt tháo bằng cồn
pha dầu thông. Mặc dù Rush chưa bao giờ mất niềm tin vào hệ thống trị liệu của mình nhưng nhiều
người Mỹ bị thu hút bởi những thầy lang cung cấp các thứ thuốc và chế độ điều trị được coi là an toàn,
hiệu quả và hợp tự nhiên.
Một số thầy thuốc không chính quy là người chữa bệnh theo kinh nghiệm hoặc là các chuyên gia - chẳng
hạn như thầy thuốc chữa bằng thảo dược, hộ sinh, nha sĩ và thầy chữa bệnh mắt - tức là người chỉ chuyên
về một số bệnh và cũng chẳng cần đến các học thuyết y học cao xa. Những thầy chữa bệnh khác là thành
viên của một phái y học hoặc tôn giáo, như Phục lâm An thất nhật (Seven Day Adventist) và các Nhà