LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 309

khoa học Cơ Đốc. Một số nhà lãnh đạo các chiến dịch y tế quần chúng đưa ra các hướng dẫn về chế độ
ăn, nếu áp dụng sẽ có khả năng khỏi phải nhờ đến tất cả các loại thuốc men và bác sĩ. Là những người có
khiếu thu phục quần chúng, những thầy không chính thống này dù có chuyên môn y học hoặc không,
nhưng họ đều cho là mình đã tìm ra được các thứ thuốc hoặc thiết bị kỳ diệu nhưng bị ngành y cầm
quyền cấm đoán. Dù theo bất cứ học thuyết nào về sức khỏe, bệnh tật và trị liệu, nhưng các thầy thuốc
không chính thống này đều nhấn mạnh đến những mối nguy hiểm và sự tốn kém của y học chính thống.
Trong thế kỷ 19 đã nổi lên nhiều chi phái y học mới, trong số đó được biết nhiều nhất và kiên định nhất
là phái Thomson (một hệ thống y học thường nghiệm cho rằng cơ thể con người cấu thành từ 4 yếu tố
đất, không khí, lửa và nước và chỉ nên sử dụng cây cỏ làm thuốc mà thôi, do Samuel Thomson sáng lập
tại Massachusetts), phái chiết trung (eclecticism), y học tự nhiên (natu ropathy), thủy liệu pháp
(hydropathy) và đồng căn liệu pháp (homeopathy). Đến cuối thế kỷ 19, nhiều chi phái y học trong nhóm
đầu tiên này không còn nữa, nhưng các thầy thuốc đồng căn liệu pháp và chiết trung phải đối phó với sự
cạnh tranh ngày càng lớn mạnh từ phía các thầy nắn xương (osteopath) và chỉnh nắn cột sống
(chiropractor), cũng như các thầy thuốc chính quy ngày càng đoàn kết và càng quyền thế hơn nữa.

Trong các thập niên 1830 và 1840, thời kỳ của của chính sách dân chủ của Andrew Jackson (1767-

1845) tổng thống thứ 7 của Mỹ, người dân ưa chuộng chủ nghĩa bình quân, các lý tưởng dân chủ và nền
kinh tế tự do kinh doanh. Những người ủng hộ Jackson lên án sự độc quyền, những hạn chế trong thương
mại và mọi luận điệu về tinh thông chuyên môn, đặc quyền và thẩm quyền nghề nghiệp. Trong bầu
không khí này, người Mỹ đòi hỏi nên xem xét lại vấn đề thẩm quyền nghề nghiệp và sự độc quyền về
mặt pháp lý mà các bác sĩ chính quy đòi hỏi. Như Mark Twain (1835-1910) giải thích, người Mỹ tin rằng
mỗi người có quyền “chọn tên đồ tể cho riêng mình”.

CÁC PHONG TRÀO CẢI CÁCH Y TẾ

Các thầy thuốc thế kỷ 19 ít chú ý đến việc phòng bệnh. Thật vậy, ngoại trừ việc chủng ngừa đậu mùa,
vốn đòi hỏi cách triển khai đặc thù và có phần nguy hiểm, thì hầu như họ chẳng cống hiến gì nhiều.
Nhưng tránh được bệnh là một mối quan tâm lớn của công chúng và sự hứa hẹn có được sự khỏe mạnh
(wellness) thông qua các chế độ sinh hoạt hợp vệ sinh luôn là sự thu hút không thể cưỡng lại được. Các
nhà cải cách y tế và những người đề cao sức khỏe thuộc về một nhóm rất năng nỗ và linh hoạt - họ vận
dụng nhiều lý do tốt đẹp và tuôn ra hàng núi các lời khuyên về sức khỏe, vận động, ăn uống, không khí,
nước, ánh sáng, cải tiến y phục, vệ sinh tình dục, gia đình, cộng đồng, sự điều độ, thuốc lá và thuốc men
theo kiểu độc diễn không hồi kết các chủ đề và biến tấu. Lo lắng vì gặp phải những bằng chứng về tình
hình y tế và vệ sinh kém, và cũng phấn khích vì được trang bị các kiến thức mới về sinh lý học, các nhà
cải cách xã hội tung ra một cuộc vận động đạo đức để rao giảng những đức tính của một cuộc sống đầy
đủ sức khỏe.

Những người tham gia vào phong trào cải cách y tế đi nghe các bài giảng, đặt mua báo chí về y tế, thực
hành các chế độ ăn đặc biệt, thực hiện các bài tập thể dục mới, say mê các kiểu tắm trị liệu hoặc tìm
kiếm các chỗ nghỉ dưỡng và suối nước khoáng. Danh tiếng và ảnh hưởng của các nhà cải cách y tế và
của những phái y học mới ra đời đã tạo điều kiện cho những người tìm kiếm sức khỏe tự giải phóng khỏi
những kỹ thuật chữa bệnh được thừa nhận như xổ ruột, gây ói, trích huyết. Các nhà cải cách y tế chia sẻ
niềm tin rằng phòng bệnh tốt hơn là chữa bệnh và họ khuyến khích các môn đồ đi theo con đường tìm
kiếm sự an lạc tối ưu. Nhưng có rất nhiều con đường khác nhau, và thậm chí còn kỳ dị nữa, hướng tới sự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.