có trình độ chuyên môn trong hai hoặc ba lĩnh vực. Thầy thuốc và thầy mổ xẻ được các chuyên gia về
băng bó vết thương hỗ trợ, kỹ năng này bắt nguồn từ kỹ thuật tẩm liệm xác ướp. Nhà nước trả công cho
thầy thuốc để cai quản các công trình công cộng, quân đội, nghĩa trang, những nơi linh thiêng và hoàng
cung. Mặc dù chưa rõ về vai trò chính xác của các định chế như Trung tâm giáo dục Per ankh (Houses of
Life) trong đời sống tôn giáo, y học và tri thức của Ai Cập thời cổ đại, dường như những định chế này
hoạt động theo kiểu một “trường đại học mở” hoặc “nhóm chuyên gia cố vấn” hơn là một trường học
hoặc một đền thờ đúng nghĩa. Tiếc rằng, những bộ sưu tập trên giấy cói được lưu trữ tại Sinh hoạt viện
không còn tìm thấy.
Một thầy thuốc nữ tên là Peseshet giữ chức vị “Nữ Giám đốc các thầy thuốc phụ nữ”, chứng tỏ rằng
Peseshet quản lý một nhóm các phụ nữ hành nghề y. Có một nhóm đáng chú ý gồm các thầy thuốc mổ xẻ
phụ nữ sử dụng cái đục bằng đá lửa làm dùi khoan chọc vào bệnh nhân cho đến khi lấy được máu. Cách
trị liệu này đặc biệt được sử dụng để trị chứng nhức đầu. Nhiều vị nữ hoàng Ai Cập đều giỏi về y học và
dược học trong đó có Mentuhetep (khoảng 2300 trước CN), Hatsheput (khoảng 1500 trước CN), và
Cleopatra (60-30 trước CN). Tại đền thờ Sais, gần Rosetta cửa sông Nile, có một trường y khoa nơi các
nữ giáo sư giảng dạy sản phụ khoa cho các học viên nữ. Phụ nữ có thể học tại trường y khoa ở
Heliopolis.
Theo lý thuyết y học của người Ai Cập, thì con người khi sinh ra vốn khỏe mạnh, nhưng ngay từ lúc mới
sinh ra đã dễ mắc phải những rối loạn do sự lên men thối trong đường ruột, có thể thấy được hoặc không
biểu hiện ra bên ngoài, và những xúc cảm mạnh mẽ, chẳng hạn như buồn bã, tình yêu không được đền
đáp và nỗi tiếc nuối. Cơ thể luôn bị đe dọa bởi các thứ gió độc do thay đổi thời tiết, hoặc bởi ma quỷ và
thần thánh. Các loài giun sán và côn trùng đại diện cho các nguyên nhân gây bệnh bên ngoài, nhưng
thuật ngữ giun bao gồm cả các tác nhân thực sự hoặc tưởng tượng, hoặc do nhìn nhầm những mẫu mô,
chất nhầy hoặc cục máu có trong phân và các vết thương. Dù bệnh là do các nguyên nhân thấy được hoặc
không, nhưng việc chữa trị đòi hỏi phải tống xuất các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể bằng cách cho xổ
hoặc trừ tà. Thầy chữa bệnh và bệnh nhân mong đợi thấy được các dấu hiệu của tác nhân xâm nhập thoát
ra ngoài cơ thể qua các chất tiết hoặc chất thải của người bệnh.
Nhiều mối đe dọa đối với sức khỏe có thể tránh được, xảy ra từng lúc hoặc ngẫu nhiên, nhưng chất thối
rữa trong ruột bao giờ cũng có và không tránh khỏi được. Điều hiển nhiên là để duy trì cuộc sống cần
phải có thực phẩm, nhưng khi xuống đến ruột thì thực phẩm phải trải qua một tiến trình lên men thối mà
ta có thể thấy được ở các thực phẩm thối rữa, các vết thương và xác chết không được ướp. Nếu các sản
phẩm của sự thối rữa chỉ nằm trong ruột, thì việc ăn uống cũng chẳng có gì nguy hiểm, nhưng các chất
thối ở ruột thường làm vấy nhiễm hệ thống các ống dẫn chuyên chở máu, chất nhầy, nước tiểu, tinh dịch,
nước, nước mắt và khí đi khắp cơ thể, từ đó sinh ra các vết thương khu trú và những bệnh toàn thân.
Bằng cách thường xuyên sử dụng các thuốc gây ói và thuốc xổ để trục ra khỏi cơ thể chất gây thối rữa ở
ruột thì mới duy trì được sức khỏe. Tin rằng trực tràng là một trung tâm gây thối rữa đặc biệt quan trọng,
người Ai Cập dùng đến các phương thuốc làm dịu và làm mát cái lỗ này, giữ cho nó không bị xoắn hoặc
tuột ra ngoài. Vì thế, chức quan người bảo vệ trực tràng của Hoàng gia xứng đáng được nhận các vinh dự
của một chuyên gia với trách nhiệm chính là gìn giữ sức khỏe cho Pharaoh.
Herodotus ghi nhận rằng người Ai Cập quan tâm tới những nguồn thối rữa bên trong và cho biết mỗi
tháng họ dành ra 3 ngày để thanh tẩy cơ thể bằng những thứ thuốc gây ói và thuốc rửa ruột. Việc xổ ruột
dự phòng này không phải là biện pháp dự phòng duy nhất mà người Ai Cập thực hiện để bảo vệ sức