lớn đều quá yếu hoặc quá độc nên không dùng được cho người. Waksman đặt ra từ “kháng sinh”
(antibiotic) để chỉ một nhóm phức hợp do vi sinh vật tạo ra có khả năng ức chế sự tăng trưởng hoặc thậm
chí tiêu diệt được các vi sinh vật khác.
Trong kiến thức ngành vi sinh học, thì trực khuẩn lao bình thường vốn rất chịu đựng này có thể bị tiêu
diệt khi ở trong đất. Vì thế, Waksman chuyển các nghiên cứu mang tính hệ thống về các vi sinh vật trong
đất thành công việc truy tìm các tác nhân đối kháng với trực khuẩn lao. Trước khi Waksman, Elizabeth
Bugie, và Albert Schatz phân lập được streptomycin vào năm 1944, họ đã khảo sát trên 10.000 vi sinh
vật trong đất. Một năm sau, William H. Feldman và H. Corwin Hinshaw thuộc Mayo Clinic tuyên bố
rằng streptomycin có tác dụng chống lại bệnh lao. Phần lớn công lao đánh giá giá trị của stretomycin
thuộc về Feldman và Hinshaw. Việc đánh giá các thuốc điều trị bệnh lao rất khó khăn bởi vì không lường
trước được bệnh này, vốn phát triển chậm, và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố không chuyên biệt chẳng
hạn như chế độ ăn và nghỉ ngơi. Do thất bại với những liệu pháp thần kỳ trước đó, cho nên các nhà
nghiên cứu chán nản và nghi ngờ về các triển vọng dành cho các tác nhân hóa liệu pháp. Sau khi thấy
được các dấu hiệu tiến triển trên những bệnh nhân bị lao màng não và lao kê có nguy cơ đe dọa tính
mạng, Feldman và Hinshaw mở rộng các thử nghiệm của họ trên những thể bệnh lao nhẹ. Những dạng
bào chế streptomycin ban đầu không được tinh khiết và gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, như sốt,
rét run, đau bắp cơ, và điếc. Trong một số trường hợp, chỉ có hơn một nửa số bệnh nhân điều trị bằng
streptomycin được coi có kết quả sau 6 tháng. Mặc cho các vấn đề này, năm 1948 có đến 8 công ty dược
sản xuất thuốc này. Cầu vượt xa cung. Waksman được trao tặng giải Nobel năm 1958 vì công lao tìm ra
streptomycin, tức là hai năm sau khi dàn xếp xong về mặt pháp lý cuộc tranh chấp về tiền bản quyền phát
minh do Schatz khởi kiện. Năm 1994, Schatz, người luôn nói là mình chưa nhận đủ công lao là đã phát
hiện ra streptomycin, đã nhận được Huy chương của trường đại học Rutgers, đây cũng là một phần
thưởng danh giá, nhưng kém xa giải Nobel.
Không giống như những năm dài im ắng từ khi Fleming phát hiện ra penicillin cho đến khi người ta khai
thác tiềm năng điều trị của thứ thuốc này, streptomycin chỉ mất có vài năm để đi từ một sự hiếu kỳ trong
phòng thí nghiệm để trở thành một dược phẩm quan trọng. Thật vậy, sự thành công của penicillin và
streptomycin đã kích thích hết sức mạnh mẽ sự tăng trưởng ngành dược phẩm và mở rộng phạm vi
nghiên cứu. Trong thập niên 1940 và 1950, thời đại vàng son của các kháng sinh, chloramphenicol,
neomycin, aureomycin, erythromycin, nystatin, và nhiều kháng sinh có giá trị khác đã được khám phá.
Phản ánh không khí lạc quan của thời ấy, Waksman tiên đoán rằng các nghiên cứu tương lai sẽ đưa ra
những thứ thuốc mạnh hơn, ít độc hơn và tìm được các kết hợp có tác dụng mạnh hơn giữa kháng sinh và
các phức hợp tổng hợp. Tuy nhiên, đến thập niên 1960, thời đại vàng son phát hiện các kháng sinh mới
hầu như chấm dứt. Phần lớn các kháng sinh được đưa ra sau này chỉ là những dạng thay đổi chút ít của
những thuốc đã có từ trước. Hơn thế nữa, những lời cảnh báo trước đây nay trở thành sự thật. Việc lạm
dụng và sử dụng sai kháng sinh đã dẫn tới nhiều tác dụng phụ không mong muốn và đẩy nhanh sự xuất
hiện những chủng vi trùng kháng thuốc.
Tại nhiều nước, kháng sinh lúc nào cũng mua được mà không cần kê đơn, và người dân tha hồ sử dụng
cho đến khi nào cảm thấy đỡ. Có những tiệm bán thuốc lén lút giúp cho người dân khỏi trả tiền khám
bệnh cho bác sĩ, nhưng các kháng sinh không có tác dụng đối với virus và thường chỉ có tác dụng trên
một nhóm vi trùng nhất định mà thôi. Một số kháng sinh cực kỳ nguy hiểm và chỉ được kê đơn khi