Susruta được coi là người hành nghề y và phẫu thuật khoảng năm 600 trước CN. Nếu Susruta Samhita
(tập hợp các tài liệu do Susruta viết) được coi như có tính hệ thống cao hơn bộ do Caraka viết về mặt
dược lý học trong điều trị, thì phần nhấn mạnh của Susruta về nghệ thuật mổ xẻ rất đáng chú ý. Do tài
liệu của Vagbhata có nhắc đến cả Caraka lẫn Susruta, cho nên rõ ràng Vagbhata là tác giả đi sau, nhưng
phần tiểu sử của ông này cũng mù mờ không kém. Những tài liệu cổ điển khác trong Ayurveda đề cập tới
sản khoa, phụ khoa và nhi khoa. Một tài liệu vào thế kỷ 14 cho đến nay vẫn còn phổ biến đối với các
thầy thuốc vaidya trong đó có mô tả cách đoán bệnh bằng cách bắt mạch; điều này phản ánh sự tiếp thu
các kỹ thuật vào lý thuyết và thực hành nền y học Ayurvedic.
Theo Caraka, việc có được và giữ được sức khỏe cũng như hạnh phúc là một mưu cầu bắt buộc và cao
quý. Bệnh tật là vật cản không cho con người đạt được các mục đích cao nhất, nhưng Ayurveda, ngành
khoa học thiêng liêng nhất trong các khoa học, đã cứu giúp cho con người trong kiếp này và những kiếp
sau đó. Bộ Caraka Samhita là sách hướng dẫn dành cho ba thể loại y học: bùa chú và các hành động tôn
giáo; chế độ ăn và thuốc men; và điều trị tâm lý hoặc sự khuất phục tâm thần.
Cả Caraka và Susruta đều quan tâm khá nhiều đến những đặc trưng giúp phân biệt đâu là người thầy
thuốc chân chính đối với những kẻ mượn tiếng ngành y. Một thầy thuốc thông thái phải là người hiểu
giải phẫu học, sinh lý học và sự phát triển của cơ thể con người, cũng như nguồn gốc và sự tiến hóa của
vũ trụ, cho nên sẽ không bao giờ nghi ngờ về nguyên nhân của bệnh, nắm bắt được ngay từ lúc đầu
những dấu hiệu và triệu chứng tinh tế nhất và biết được bệnh nào dễ chữa nhất, bệnh nào không thể chữa
được.
Vì lẽ thầy thuốc là thành viên của một nhóm nghề nghiệp chứ không thuộc về một giai cấp nhất định,
cho nên họ có thể thu nhận học trò từ tất cả ba giai cấp trên. Học trò phải đến sống và phục vụ thầy giáo
cho đến khi nào sư phụ hài lòng mới được cho là hoàn tất quá trình đào tạo. Học trò chỉ có thể tiếp cận
được với các tác phẩm cổ điển khi nghe thầy đọc và giảng giải các tài liệu. Nhiệm vụ của trò là phải
thuộc nằm lòng các nội dung thiêng liêng và chứng tỏ được là mình có khả năng về nội khoa và mổ xẻ.
Bằng các thực tập trên quả trái cây, thực vật, thịt, hình nhân, học trò học việc mới phát triển được kỹ
năng ngoại khoa trước khi thao tác thực sự trên bệnh nhân. Chẳng hạn, anh ta học cách rạch đường mổ
bằng cách thực hành trên quả dưa chuột và tập cách lấy máu trên tĩnh mạch con vật chết hoặc trên cọng
hoa sen.
Thầy thuốc giỏi phải đạt được 4 yêu cầu cơ bản về trình độ: kiến thức về lý thuyết, lý luận khúc chiết, có
nhiều kinh nghiệm thực hành, và kỹ năng. Thông cảm và tử tế với mọi bệnh nhân, người thầy thuốc dốc
lòng cho những bệnh có thể chữa được và luôn giữ một khoảng cách đối với những người sắp chết. Thầy
thuốc mổ xẻ phải can đảm, có đôi tay vững vàng, dụng cụ bén nhọn, thái độ trầm tĩnh, lòng tự tin kiên
định, và các phụ tá có thần kinh vững chắc. Mặc dù người thầy thuốc không bao giờ từ bỏ hoặc làm hại
cho người bệnh, nhưng cũng không bị buộc phải nhận chữa cho những kẻ tội phạm hoặc những người
mắc bệnh nan y. Tuy vậy, thầy thuốc lý tưởng là người dốc tâm ra sức cứu chữa người bệnh dù có
phương hại đến tính mạng của mình.
Môn sinh lý học của y học Ayurvedic giải thích các chức năng cơ thể theo ba chất dịch cơ bản (dosas)
hoặc nguyên lý - vata, pitta, and kapha- thường được dịch là gió, mật và mật đen (phlegm). Mặc dù các
nguyên lý cơ bản của bệnh lý học về thể dịch của người Ấn Độ cũng tương tự như các nguyên lý của y
học Hy Lạp, nhưng hệ thống Ayurvedic đưa ra một số các bổ sung tinh tế. Ba loại dịch thể của y học