Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Ninh Hải, Dương
Tuyền, Lục Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân
Định, Văn Lang, Quế Lâm, Tượng Quận. Chia các em ra
cai trị, lại đặt các em làm tướng văn tướng võ, văn là lạc
hầu, võ là lạc tướng. Con trai vua gọi là quan lang, con
gái vua gọi là mỵ nương, trăm quan gọi là bồ chính, thần
bộc, nữ lệ gọi là xảo xứng (còn gọi là nô tỳ). Bề tôi gọi
là hồn, đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo. Vua đời
đời thế tập gọi là Hùng Vương, không hề thay đổi. Lúc
ấy, dân sống ở ven rừng, xuống nước đánhcá thường bị
giống giao long làm hại, bèn nói với vua. Đáp: "Giống
sơn man và giống thủy tộc có thù với nhau, thường ghét
nhau cho nên hại nhau đó". Khiến người đời lấy mực
xăm vào mình theo hình Long Quân, theo dạng thủy
quái. Từ đó, dân không bị tai họa giao long làm hại nữa.
Tục xăm mình của dân Bách Việt cũng bắt đầu từ đấy.
Hồi quốc sơ, dân không đủ đồ dùng, phải lấy vỏ cây làm
áo, dệt cỏ gianh làm chiếu, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây
quang lang, cây tung lư làm cơm (có chỗ viết là uống),
lấy cầm thú, cá, ba ba làm mắm, lấy rễ gừng làm muối,
cầy bằng dao, trồng bằng lửa. Đất sản xuất được nhiều
gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Bắc gỗ làm nhà để