dáng vẻ nhỏ nhắn, quý phái, toát ra một vẻ đẹp tinh tế. Hôm nay, bà
mặc một chiếc áo len thụng màu kem đan kiểu vặn thừng. Tôi đã đoán
bà hẳn là một người họ Ouellette
, nhưng khi bà cất lời, một giọng nói
của vùng Boston như giáng vào tai tôi. Bà là người nhà Auerbach, tên
đầy đủ là Margaret Auerbach, nhưng ở Tòa nhà 110 thì bà có danh
xưng là Peggy, hay “nữ thần lửa”.
Khi ai đó trong ngành dệt may nghĩ họ đã chế tạo ra một loại vải
kháng lửa tốt hơn, mẫu thử sẽ được gửi tới cho Auerbach để kiểm
nghiệm. Có người chỉ gửi các mẫu vải nhỏ; trong khi một số rất lạc
quan gửi đến cả những súc vải. Hy vọng của họ có thể bị dập tắt chỉ
với một sợi vải duy nhất. “Để xem các chàng trai của chúng ta có thể
sẽ phải hít vào thứ gì nào,” Auerbach nung nóng vài centimet sợi lên
hơn 800 độ C. Khói tạo ra từ quá trình này được nhận dạng bằng máy
sắc ký khí. Một số loại vải kháng lửa
được giải phóng khi nung nóng. Auerbach cần chắc chắn rằng những
chất hóa học này không nguy hiểm hơn ngọn lửa.
Sau khi xác nhận loại vải được thử nghiệm là không độc, Auerbach
sẽ thử khả năng chịu lửa của nó. Công việc này sẽ được thực hiện một
phần bằng máy laser Đồ Sộ Đáng Sợ (theo như tên ghi trên miếng
sticker dán ở cạnh bên của nó). Auerbach đặt một mẫu vải trước tầm
ngắm laser. Và đây là phần thú vị nhất: để bật thiết bị laser này, bạn sẽ
nhấn một chiếc nút to màu đỏ. Tia laser sẽ được điều chỉnh để tạo ra
một vụ bùng phát năng lượng cỡ nhỏ mô phỏng sức công phá từ quả
bom của quân nổi dậy - ngang với một thiết bị nổ tự chế (IED) to cỡ
chén trà. Một cảm biến phía sau mẫu vải sẽ đo mức nhiệt truyền qua,
cho biết mẫu vải có thể bảo vệ người mặc ở mức nào và độ bỏng mà
ngọn lửa gây ra.
Auerbach bật chiếc bơm chân không để hút chặt một mẫu vải khác
vào cảm biến. Thí nghiệm này để mô phỏng lại tác động của sóng