Sự đòi hỏi khắt khe quan trọng khác là từ bản thân những
người thợ in. Giáo dục dành cho thợ in ở Đức đã có truyền thống
lâu đời và những người thợ in nước này được cho là một trong
những người được đào tạo tốt nhất trên thế giới. Những trường dạy
nghề cho thợ in, ví dụ như Meisterschulen Fur Bunchdrecker ,
được thành lập ở Đức từ những năm 1920
. Người thợ in có thể
học việc chuyên sâu hơn như dùng máy in tờ đơn, máy in giấy
cuộn, in nổi bằng khuôn mềm, in bao bì sản phẩm, in giấy dán
tường hoặc in ảnh lụa. Đào tạo tổng thể ở Đức hoàn toàn trái
ngược với ở Mỹ nơi mà thợ in chỉ nhận được đào tạo tại chỗ khi
làm việc. Sự đòi hỏi tinh vi của những người thợ in ở Đức cho
phép họ dễ lĩnh hội những cải tiến mới cũng như liên tục trao đổi
với nhà sản xuất về những vấn đề kỹ thuật.
Ngành in ở Đức cũng rất chủ động trong nghiên cứu, điều này
đã tạo nên những lợi ích trực tiếp cho ngành công nghiệp máy in.
Những thợ in ở Đức có tổ chức nghiên cứu riêng của họ, Deutsche
Forschungsgesellschaft fur Druck- und Reproduktionstechnik
(FOGRA). Nghiên cứu của FOGRA quan tâm tới những vấn đề
như sự tiêu chuẩn hóa và các phương pháp xếp chữ bản in kẽm.
FOGRA còn cam kết cộng tác với dự án của các trường đại học. Ví
dụ như năm 1985, FOGRA đã đề nghị trường đại học Stuttgart tìm
hiểu nguyên tắc cơ bản về thiết kế loại xilanh cho máy in bản kẽm
hiệu quả nhất
.
Quy trình gấp giấy cũng như khổ báo ở Mỹ rất khác so với các
nước châu Âu. Những máy móc được lắp đặt ở Mỹ phải thay đổi
để có thể làm việc ở châu Âu và trên thế giới, và sau nhiều thập kỷ
hài lòng với việc bán hàng chủ yếu cho thị trường trong nước, các
nhà sản xuất của Mỹ đã gặp khó khăn trong việc bán hàng tại châu