kiềm chế để đảm bảo cạnh tranh nội địa. Chính sách bảo hộ chỉ nên
sử dụng tạm thời, mặc cho những áp lực không tránh khỏi cố gắng
biến nó thành bảo hộ lâu dài, nhằm thúc đẩy cải tiến và đổi mới.
Các áp lực chính trị, mặc dù có dụng ý tốt, thường làm mất đi một
số yếu tố quan trọng của mô hình dựa vào đầu tư và không thể đưa
nền kinh tế vượt qua giai đoạn dựa vào yếu tố sản xuất. Một chính
phủ không bị ảnh hưởng chính trị, sự ổn định của đội ngũ công
chức chính phủ và khả năng chống lại các nhóm lợi ích muốn
giành lấy quyền lợi đều có vai trò quan trọng hỗ trợ cho tiến bộ
kinh tế.
Việc vươn lên giai đoạn dựa vào đầu tư hoàn toàn khả thi.
Việc có những nguồn vốn lớn chảy từ nước này sang nước khác
không phải là điều mới mẻ. Việc mua công nghiệp nước ngoài và
thậm chí thuê lao động nước ngoài cũng vậy. Chẳng hạn, trong thế
kỉ 19, Đức đã nghiên cứu kĩ lưỡng công nghệ của Anh, Pháp và
thuê chuyên gia để nâng cấp nhiều ngành công nghiệp của Đức.
Nền kinh tế Mỹ cũng đã trải qua giai đoạn này. Tuy nhiên, giai
đoạn dựa vào đầu tư có thể thực hiện nhanh hơn trong giai đoạn
sau chiến tranh so với trước bởi vì quá trình toàn cầu hóa các thị
trường đầu vào, công nghệ và vốn và bởi vì các chính sách công
nghiệp quốc gia ngày càng tích cực.
Chỉ rất ít các quốc gia đang phát triển đã nhảy lên được giai
đoạn này. Trong giai đoạn sau chiến tranh, chỉ có Nhật và gần đây
là Hàn Quốc đã thành công. Đài Loan, Singapore, Hồng Kông, Tây
Ban Nha và ở mức độ thấp hơn là Brazil đang cho thấy dấu hiệu
vươn tới giai đoạn này. Tuy nhiên, mỗi nước này đều đang thiếu
những yếu tố quan trọng, như các doanh nghiệp nội địa có khả
năng, khả năng tự cải tiến sản phẩm và qui trình công nghệ, các