LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA - Trang 32

những vấn đề nổi bật nhất là những biện pháp để hợp nhất kinh tế
châu Âu vào năm 1992, hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ và
Canada, những sáng kiến chính sách mới ở Anh, những đề xuất sửa
đổi thuế ở Nhật và Đức, dự thảo luật thương mại mới gây tranh cãi
ở Mỹ và những chấn động chính trị xã hội ở Đông Âu với những
hậu quả kinh tế chưa lường trước được.

Mục đích của tôi, tuy vậy, không phải là phân tích những sự

kiện đương thời mà là xây dựng một lý thuyết có thể được sử dụng
để làm điều đó. Thực tế, một trong những khám phá từ nghiên cứu
lịch sử của chúng tôi là những nhân tố quyết định lợi thế cạnh
tranh quốc gia có tính ổn định hơn là tôi đã nghĩ, mặc dù mức độ
quốc tế hóa đã tăng lên. Nhiều nguyên lý độc lập với những mối
quan tâm hiện thời. Tôi sẽ liên hệ giữa những hàm ý của lý thuyết
của tôi với những phát triển quan trọng như châu Âu năm 1992 khi
nó xuất hiện, nhưng sẽ để dành việc phân tích đầy đủ những phát
triển này cho những diễn đàn khác.

Một số sẽ thấy những quan điểm được trình bày ở đây vẫn

đang gây tranh cãi. Mục đích của tôi không phải tìm hay trốn tránh
sự tranh cãi mà là phát triển một lý thuyết được kiểm nghiệm bởi
nhiều bằng chứng khác nhau. Trước khi kết thúc, tôi phải chú thích
rằng những phát kiến của tôi cắt ngang những quan điểm mà theo
truyền thống được gọi là tự do hay bảo thủ, những quan điểm có xu
hướng phản ánh những triết lý cụ thể nào đó. Chẳng hạn, tôi thấy,
phù hợp với quan điểm tự do truyền thống, rằng luật chống độc
quyền, qui định an toàn và sức khỏe nghiêm ngặt và đầu tư mạnh
vào nguồn lực con người là có lợi. Nhưng những bằng chứng của
tôi đặt dấu hỏi về việc can thiệp để phục hồi những ngành công
nghiệp ốm yếu, những qui định hạn chế cạnh tranh, hầu hết những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.