Trụ sở Uỷ ban Nhân dân thành phố Thanh Hoa ở địa điểm Tòa thị chính cũ
thời thuộc Pháp. Toà nhà cũ đã bị phá đi vì quá nhỏ, không phù hợp với qui
mô làm ăn lớn. Nó ở giữa khu trung tâm. Mặt tiền hướng ra hồ Kim Ngưu,
hai bên trái, phải là hai đường phố. Con đường trước mặt rộng rãi, cây cổ
thụ sừng sững trên hè đường. Ngày trước, người Pháp xếp nó vào hàng đại
lộ. Bây giờ những con đường mới mở rộng gấp năm bảy lần như thế cùng
chỉ gọi là đường. Bên kia đường, phía trái trụ sở Uỷ ban là vườn hoa, có
một ngôi nhà bát giác hơn trăm năm nay vẫn nguyên vẹn. Ngôi nhà gần
trăm mét vuông, chỉ có tám cột gỗ lim, không tường, không cửa để chủ
nhật hằng tuần, dàn kèn đồng đội quân đồn trú, chơi kèn cho dân chúng
xem, gọi là Nhà kèn. Mấy năm nay Thành phố cùng định khôi phục lại nếp
ấy nhưng vẫn chưa thành. Chỉ làm được mấy lần lại thôi. Lý do, có giời cãi:
không có kinh phí! Chếch bên kia đường, phía phải là những cây cổ thụ mê
hồn. Duy nhất nơi này có lộc vừng mọc tự nhiên. Mà lại mọc ven hồ mới
tuyệt. Không ai biết, vì sao nó lại mọc như thế! Cả thảy, có mười gốc đều
mọc bên mép hồ. Nhưng, một cây, như hờn dỗi bạn bè, vò vò một mình,
cách xa đám cây kia. Chín cây kia túm tụm, quấn quít bên nhau. Cây đứng,
cây nghiêng, cây ngả. Có cây nằm xuống, ngọn lá đã chấp chới mặt hồ
xanh nước rau muống luộc. Người Thanh Hoa gọi đấy là cây lộc vừng chín
gốc. Lộc vừng lực lưỡng, vạm vỡ như những tráng niên đại ngàn. Nhưng
hoa lại tha thướt mềm mại như liễu rủ. Ngàn vạn dây hoa, hồng hồng, chúm
chím thõng xuống, lơi lả, đong đưa, chao tình khi gió chiều nhẹ vờn lên
mặt hồ vạn cổ.
Người cả nước về Thanh Hoa, đều phải đến hồ cổ kính này, đi dạo qua
những gốc cây này. Ngắm cây lộc vừng cô đơn này, cây lộc vừng chín gốc
này, thế nào cũng phi đưa mắt ngắm ngôi nhà Uỷ ban nhân dân Thành phố
mới xây. Đồ sộ thì đồ sộ thật, nhưng dù có giàu trí tưởng tượng, cũng chẳng
tìm ra dáng vẻ gì của ngôi nhà Phương Đông, ngôi nhà người Việt. Không
đẹp nhưng cứ phải nhìn. Được cái khuôn viên tiền sảnh rất đẹp. Từ hai