việc. Có điều, ở thành phố ta gần đây có một vài vụ nổi cộm. Ví như vụ
Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc. Xin trở lại chuyện trưng cầu ý dân.
Ông vừa nói đấy là việc nên làm, phải làm. Vậy trong tương lai có thể thực
hiện việc này trong những trường hợp nào? Thưa ông?
Bí thư Thành uỷ: Tôi nghĩ, đến một thời điểm phù hợp Hiến pháp sẽ có quy
định cụ thế. Ở các nước người ta làm lâu rồi. Tất nhiên chỉ thực hiện với
những việc gì hệ trong, có liên quan đến thế chế. Ví dụ ở châu Âu, chính
phủ hỏi dân có gia nhập Liên minh châu Âu không. Đã có nước, đa số dân
không đồng ý là chịu đấy. Không có chuyện chính phủ cứ làm theo ý mình
đâu. Nhưng có những việc hệ trọng, thậm chí liên quan đến đến sự sống
còn của quốc gia, vì nhiều lý do, không thể làm, nên không bao giờ trưng
cầu dân ý, như phát động chiến tranh, tuyên bố chiến tranh hoặc tuyên bố
tình trạng khẩn cấp chẳng hạn.
Phóng viên: Thế là, không phải việc gì cũng trưng cầu ý dân. Nhưng điều
quan trọng nhất là hành động của chính quyền có đại diện cho ý nguyện
của dân không, có vì dân không, phải không thưa ông?
Bí thư Thành uỷ: Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến nhà báo. Việc quận Lâm
Du tiến hành trưng cầu ý dân, như cách gọi của nhà báo, là rất có ý nghĩa.
Cả ý nghĩa chính trị và ý nghĩa thực tiễn. Nó chứng tỏ người dân đã được
tôn trọng thực sự, chứ không còn là một câu cửa miệng nói cho vui để
tuyên truyền.
***
Ngay khi Ban quản lý dự án chợ quận Lâm Du thành lập, một cuộc thi thiết
kế chợ Cầu Đông đã được tiến hành. Ba đồ án thiết kế được trưng bày. Hội
đồng chuyên môn gồm các nhà kiến trúc nổi tiếng của Trung ương và